KPI SEO là công cụ quan trọng giúp doanh nghiệp và các chuyên gia SEO đánh giá hiệu suất chiến dịch SEO. Từ đó đảm bảo sự hiện diện mạnh mẽ và thứ hạng tốt hơn của website trên các công cụ tìm kiếm. Để có cái nhìn chi tiết hơn về các chỉ số KPI SEO, mời bạn đọc khám phá ngay trong bài viết dưới đây. Ngọc Thắng sẽ chia sẻ với bạn đọc về KPI SEO là gì? Và các chỉ số quan trọng, cùng xem ngay nhé!

chỉ số KPI SEO

KPI SEO là gì?

KPI SEO là những số liệu được các Marketer, SEOer, những người trực tiếp thực hiện kế hoạch SEO trên website dùng để đo lường hiệu quả. Những chỉ số và thông tin từ KPI SEO sẽ giúp đính giá mức độ ảnh hưởng của chiến lược SEO. Đặc biệt là có thể theo dõi được ứng độ update thuật toán từ các trình duyệt tìm kiếm. Đặc biệt là dễ dàng nhận biết được mức độ ảnh hưởng của SEO và kịp thời đưa ra các chiến lược thích hợp để thay thế.

Khi thực hiện theo dõi KPI một cách khoa học và chuyên nghiệp thì bạn sẽ nhận về được rất nhiều các lợi ích. Chẳng hạn như:

– KPI giúp bạn xác định được chiến dịch SEO của mình có đang đi đúng hướng hay không. Xác định được hiệu quả SEO để đưa ra chiến lược cho những kỳ SEO tiếp theo đạt hiệu quả tốt hơn.

– Thông qua KPI có thể đánh giá được những thuận lợi mà bạn đạt được của chiến lược SEO đó. Điều này có thể chứng minh được các chiến lược và định hướng SEO của bạn trong kỳ vừa rồi đã chính xác hoàn toàn hay chưa và có cần thay đổi gì không.

– Các chỉ số KPI SEO chính là chiến lược định hướng SEO tốt nhất, dữ liệu uy tín nhất mà bạn có thể tin tưởng.

Cách xác định mục tiêu và KPI SEO

Để đo lường chính xác độ hiệu quả cho một chiến dịch SEO, điều bạn cần nắm đầu tiên là: đâu mới là mục tiêu cụ thể mà chiến dịch hướng tới.

Các chỉ số KPI được chọn nên đảm bảo được vạch ra dựa trên các mục tiêu này. Từ đó có thể biểu thị rõ ràng cách các đầu công việc mà bạn đang đảm nhiệm trong chiến dịch SEO nhằm hướng tiến tới mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp.

Nếu một khách hàng tìm tới bạn và yêu cầu về mục tiêu tăng trưởng thứ hạng cho một loạt danh sách các từ khóa (được liệt kê sẵn trước đó), thì bạn cần tìm hiểu sâu hơn trong tình huống này.

Bạn cần đặt ra các câu hỏi:

  • Tại sao? Lý do gì anh cần những thứ hạng từ khóa này?
  • Điều đó có thể giúp ích được gì cho việc kinh doanh doanh nghiệp của anh?

Bạn cần phát triển cách lý giải theo hướng:

  • Có chiến lược về việc tại sao khách hàng của mình lại đang cần những gì.
  • Lý do tại sao họ mong muốn tập trung thứ hạng cho từ khóa đó, traffic từ công cụ tìm kiếm.
  • Hiểu rõ mục tiêu kinh doanh thật sự của họ ở là gì.

Sau khi hiểu được mục tiêu thật sự của khách hàng, đằng sau việc chỉ cần đạt được thứ hạng cao hơn cho các từ khóa được liệt kê sẵn, bạn có thể cung cấp dịch vụ có nhiều giá trị và tốt hơn cho họ.

Quan trọng hơn cả, bạn có thể kèm theo các chỉ số KPI liên quan trực tiếp tới những mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Đồng nghĩa các chỉ số KPI sẽ được diễn đạt lại theo ngôn ngữ mà người đưa ra các quyết định của doanh nghiệp cũng có thể hiểu được.

Thứ hạng từ khóa cao thì tuyệt thật đấy. Nhưng tỷ lệ phần trăm thể hiện doanh số tăng từ việc triển khai SEO hoặc chi phí đầu tư cho một khách hàng tiềm năng giảm đi sẽ giúp bạn thành công và được đánh giá cao hơn trong mắt khách hàng.

Giá trị về SEO cần phải đi kèm với tỷ lệ chuyển đổi. Và đây cũng chính là kim chỉ nam mà các dự án dịch vụ SEO Hà Nội tại Ngọc Thắng luôn hướng tới.

Công cụ để thực hiện theo dõi và đo lường KPIs SEO

Có rất nhiều công cụ có thể được sử dụng để thực hiện theo dõi và đo lường KPI SEO. Dưới đây là một số công cụ phổ biến được sử dụng trong ngành SEO:

– Google Analytics: Đây là công cụ miễn phí của Google cho phép bạn theo dõi các chỉ số về lưu lượng truy cập, hành vi người dùng, các kênh truyền thông xã hội và nhiều hơn nữa.

– Google Search Console: Công cụ miễn phí của Google cung cấp thông tin về hiệu suất tìm kiếm của trang web của bạn, bao gồm các từ khóa tìm kiếm, số lần hiển thị và các liên kết trang web khác.

– SEMrush: Đây là một công cụ SEO trả phí cung cấp thông tin về từ khóa, lưu lượng truy cập, phân tích liên kết và các chỉ số cạnh tranh.

– Ahrefs: Công cụ SEO trả phí cung cấp thông tin về từ khóa, liên kết đến trang web, và các chỉ số cạnh tranh.

– Moz: Công cụ SEO trả phí cung cấp thông tin về độ tin cậy trang web, từ khóa và liên kết đến trang web.

Các công cụ này đều cung cấp các tính năng phức tạp, cho phép bạn theo dõi và đo lường các chỉ số SEO khác nhau và cung cấp dữ liệu phân tích cho các biện pháp cải thiện.

Lưu ý khi thực hiện KPI SEO

Trong quá trình thực hiện KPI SEO nên chú trọng một số vấn đề sau:

Lưu ý khi thực hiện KPI SEO

1. Cần hiểu rõ về KPI

Theo dõi KPI SEO là một chiến lược quan trọng trong các chiến dịch SEO website. Vì thế, cần hiểu rõ về KPI SEO để đảm bảo nắm rõ kết quả đo lường và thu nhận những kết quả đo lường chính xác nhất. Khi hiểu rõ về KPI SEO bạn sẽ đảm bảo được các lợi ích như:

  • Điều chỉnh ngân sách phù hợp để đưa ra các quyết định thay đổi ngân sách SEO chính xác. Đặc biệt là tập trung chính xác vào những từ khóa quan trọng cần SEO.
  • Nắm được các chỉ số SEO, theo dõi KPI chuyên nghiệp. Điều này sẽ giúp cá nhân và doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc đánh giá tiến trình của chiến dịch.
  • Linh hoạt đưa ra các thay đổi tối u ưu để thực hiện SEO hiệu quả cao hơn.

2. Xây dựng KPI từ các dữ liệu đáng tin cậy

Một trong những điều đáng lo ngại là phân tích KPI SEO từ những số liệu không chính xác dẫn đến “Tê liệt phân tích”. Cách tốt nhất là chọn các dữ liệu đáng tin cậy như từ Google Analytics hoặc các công cụ SEO uy tín.

Nếu dữ liệu không rõ ràng, thông tin không đảm bảo tính chắc chắn thì chuyên viên SEO sẽ không thể nghiên cứu sâu vào các lĩnh vực cần SEO, đối tượng khách hàng cần hướng đến. Đặc biệt là bạn cũng không thể tạo nên những bản thống kê khoa học hay chiến lược SEO để thuyết phục được khách hàng của mình.

Trong quá trình tiến hành KPI SEO nên xác định rõ từ khóa, mục tiêu SEO cũng như các chiến lược SEO Onpage và SEO Offpage từ các nguồn uy tín. Và để có số liệu rõ ràng cho các chiến lược SEO cũng nên phân tích website của chính bản thân để tìm ra các thiếu sót.

Đồng thời với quá trình đó hãy nghiên cứu khả năng SEO của website đối thủ cạnh tranh. Sau đó tiến hành nghiên cứu, phân tích từ khóa và tạo các chiến lược SEO thích hợp.

3. Nên phân loại KPI SEO

KPI SEO được chia làm KPI SEO cho Agency và KPI SEO cho doanh nghiệp.

– Phân loại KPI SEO cho Agency sẽ đảm bảo cho các công ty, SEOer đưa ra các chiến lược tác động tốt đến quá trình SEO. Quy trình này thường phức tạp, mất nhiều thời gian và cần tính được nhiều biến số có khả năng xảy ra. KPI SEO thường cung cấp cho bạn cả kết quả lẫn những khả năng tiềm ẩn nên cần chú trọng nhiều vào KPI SEO.

– Các KPI SEO cho doanh nghiệp được tạo ra để thực hiện các báo cáo cho khách hàng. KPI SEO dạng này cần thực hiện một cách rõ ràng, khoa học để nhận tín nhiệm của doanh nghiệp cũng như đảm bảo truyền đạt rõ ràng nội dung chiến lược để khách hàng dễ dàng hiểu rõ hơn.

4. Chọn đơn vị cung cấp dịch vụ SEO uy tín, chuyên nghiệp

Có hàng chục công ty SEO đang cung cấp các dịch vụ SEO và KPI SEO đến các cá nhân, doanh nghiệp. Hãy đảm bảo chọn các công ty uy tín, sở hữu chuyên viên SEO giỏi, am hiểu nhiều kỹ thuật SEO và làm việc tận tâm, chuyên nghiệp. Hầu hết KPI SEO và những dịch vụ SEO đều đến từ các công ty SEO nhiều hơn là xây dựng đội ngũ SEO nhỏ lẻ.

Hiện nay Ngọc Thắng đang cung cấp dịch vụ SEO tổng thể và SEO từ khóa chuyên nghiệp và hiệu quả đã được rất nhiều khách hàng sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về các thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên hay bạn đang tìm kiếm một dịch vụ webiste uy tín thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!

Với nhiều năm kinh nghiệm cũng như được khách hàng đánh giá cao, Ngọc Thắng tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ website hàng đầu hiện nay.

Đại chỉ: Số 07 Ngách 2, Ngõ 121 Trần Phú, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Tổng đài: 1900 89 21

Hotline: 098 148 1368

MST: 0107994795

Email: lienhe@ngocthang.vn

Website: https://ngocthang.net/

Các chỉ số KPI cho SEO bạn cần theo dõi

Nếu bạn cảm thấy bối rối không biết chỉ số KPI nào để có thể thường xuyên cập nhật được tiến độ của chiến dịch SEO, thì dưới đây là 15 chỉ số quan trọng cần theo dõi.

Đây là các chỉ số mang đến cho bạn bức tranh toàn cảnh về kết quả của những nỗ lực của mình, đồng thời cho phép bạn chứng minh tác động mà bạn đang thực hiện với chiến dịch cũng như chỉ ra các vấn đề đang mắc phải.

Các chỉ số KPI cho SEO bạn cần theo dõi
Các chỉ số KPI cho SEO bạn cần theo dõi.

1. ROI

Với hầu hết các doanh nghiệp, mục tiêu chính của một chiến lược SEO là thúc đẩy tỷ suất hoàn vốn. Cho dù đó là một khoản đầu tư vào đội ngũ và nguồn lực nội bộ của công ty hay thuê ngoài. Nói một cách đơn giản là thu được nhiều hơn số tiền bạn phải bỏ ra.

Theo dõi ROI từ các hoạt động SEO quan trọng vì một lý do đơn giản, đây là phương thức đánh giá thành công tốt nhất – số tiền thu được nhiều hơn số mà bạn phải chi. Nhưng thông thường ROI cần thời gian để quan sát (tầm 6 tới 12 tháng hoặc nhiều hơn).

Biết được mục tiêu ROI ở đâu và bạn có thể định kỳ đánh giá được hiệu suất hoạt động kinh doanh căn cứ vào chỉ số này. Bạn có thể đo lường ROI dựa trên khoản đầu tư vào SEO và lợi nhuận thu hồi được từ kênh này.

2. Chuyển đổi (Doanh số và Khách hàng tiềm năng)

Mặc dù lợi nhuận về mặt tài chính là chỉ số KPI quan trọng nhất nhưng nó lại cần nhiều thời gian để thấy được kết quả. Và vì lý do đó, bạn không nên chỉ dựa vào ROI.

Đánh giá và theo dõi những chuyển đổi tự nhiên (doanh số, khách hàng tiềm năng, hay cả hai tùy thuộc vào chính sách doanh nghiệp) là cách vững chắc để chứng minh thành công của chiến dịch.

Chỉ cần bạn biết được các mốc chuyển đổi trước khi triển khai một chiến dịch; nếu không sẽ rất khó để thấy được sự tăng trưởng từ những nỗ lực trước đó. Một khuyến nghị cho bạn đó là lấy trung bình các chuyển đổi được tạo ra trong ba tháng trước khi bắt đầu chiến dịch và sử dụng con số này làm điểm chuẩn để đo lường mức tăng trưởng.

Bạn có thể theo dõi chuyển đổi trong Google Analytics, đánh giá mục tiêu chuyển đổi khách hàng tiềm năng và báo cáo Thương mại điện tử để theo dõi doanh số bán hàng theo kênh.

3. Khả năng hiển thị tự nhiên

Một chỉ số KPI đáng tin khác mà bạn có thể theo dõi và đo lường sự tăng trưởng bền vững là khả năng hiển thị tự nhiên. Bạn có thể xem chỉ số này trong phần tổng số lần hiển thị (total impression) từ Google Search Console.

Đây là cách hoàn hảo để thấy được sự tăng trưởng liên tục về khả năng hiển thị, vì số lần hiển thị cho thấy các truy vấn mà trang web của bạn xuất hiện trong phần kết quả, ngay cả khi các kết quả này không được người dùng nhấp vào. Thông thường, đó là bởi vì các từ khóa được xếp hạng cao hơn, nhưng những từ khóa này không (chưa) giúp thúc đẩy lưu lượng truy cập.

4. Phiên truy cập tự nhiên (Organic Session)

Tăng trưởng trong số lần hiển thị tự nhiên nên mang đến sự tăng trưởng trong các phiên tự nhiên, và đó là nơi bạn có thể bắt đầu chứng minh tác động thực tế do chiến lược SEO của mình mang lại.

Số lần hiển thị mang đến traffic và traffic chuyển thành chuyển đổi; và nếu bạn xem xét theo hướng này thì tăng trưởng trong các phiên truy cập tự nhiên là khởi điểm để bạn thật sự nhìn thấy sự cải thiện trong ROI từ SEO.

Phiên truy cập tự nhiên
Chỉ số lượng truy cập tự nhiên trên website.

Bạn có thể sử dụng Google Analytics để theo dõi các phiên tự nhiên. Nhưng với mục đích theo dõi chỉ số KPI của SEO, bạn nên tập trung vào dữ liệu từ Google Search Console, vì công cụ này sẽ cho phép bạn loại trừ các tìm kiếm tên thương hiệu. Nhờ vậy mà dữ liệu của bạn không bị bóp méo bởi các hoạt động gắn liền với tên thương hiệu.

Để làm được điều này, vào mục “Báo cáo hiệu suất > “Thêm mới”, ở phía trên màn hình nơi bạn có thể chọn lọc bỏ tên thương hiệu bằng “Truy vấn không bao gồm” (queries not containing), nhập tên thương hiệu (và các biến thể của nó).

Điểm quan trọng cần chú ý là khi phân tích các phiên truy cập tự nhiên đó là tính mùa vụ, đảm bảo bạn đang so sánh giữa các năm thay vì giữa các tháng và nên tính tới mọi sự biến đổi trong nhu cầu theo mùa.

5. Traffic chứa và không chứa tên thương hiệu

Khi bạn muốn loại trừ các tìm kiếm gắn liền với tên thương hiệu để phân tích tác động thật sự từ organic traffic. Bạn có thể xem phần thay đổi trong tỷ lệ phần trăm của traffic không gắn với tên thương hiệu mà trang của bạn đang đạt được.

Traffic gắn với tên thương hiệu thường được thúc đẩy bởi nhận thức trước đó về doanh nghiệp hay một lời giới thiệu từ một người nào đó. Có thể người tìm kiếm đã thấy quảng cáo của bạn trên mạng xã hội, đã xem chiến dịch PR gần nhất của bạn, hay đã bắt gặp thương hiệu của bạn trong một sự kiện. Điều quan trọng cần lưu ý ở đây đó là người tìm kiếm đã biết về bạn.

Mặc dù việc này nghĩa là một kênh marketing nào đó đang hoạt động tốt, nhưng nó lại không được xem là traffic mà bạn trực tiếp có được từ các hoạt động SEO.

Traffic không gắn với tên thương hiệu thường là các từ khoá mà người ta tìm kiếm xoay quanh các sản phẩm và dịch vụ mà bạn được xếp hạng cao. Nói cách khác, traffic từ những người tìm kiếm có lẽ không biết về doanh nghiệp của bạn cho tới khi họ nhìn thấy bạn được xếp hạng trên SERP.

6. Thứ hạng từ khoá

Mặc dù ranking từ khoá không quan trọng như các chỉ số được đề cập ở đây nhưng chỉ số này chắc chắn có công dụng của nó và bạn nên theo dõi cách các từ khóa mục tiêu chính được xếp hạng trên SERP.

Nếu chúng ta quay lại năm năm trước, xếp hạng đa phần được dùng để đánh giá thành công của bất kỳ chiến dịch SEO nào. Vậy thì điều gì đã thay đổi?

Trong quá khứ, hầu hết các doanh nghiệp theo dõi một số từ khóa và đánh giá thành công của chiến lược dựa vào đó. Ngày nay một trang nội dung có thể được xếp hạng cho hàng trăm (đôi khi là hàng ngàn) từ khóa khác nhau. Ngoài ra, tìm kiếm đã được cá nhân hoá – nghĩa là những người tìm kiếm khác nhau sẽ thấy các kết quả khác nhau ở một vài truy vấn.

Hãy cùng xem một ví dụ về các từ khóa khác nhau. Công cụ nghiên cứu tự nhiên sẽ cho bạn thấy các từ khóa xếp hạng cho một trang. Ví dụ, bài viết này được xếp hạng cho 132 từ khoá.

Như đã nói trước đó, theo dõi xếp hạng từ khoá đã không còn là phương thức đánh giá hữu ích như trước đây nữa, tuy nhiên nó vẫn có giá trị hữu ích to lớn trong việc quan sát tiến trình. Sau cùng thì nhìn thấy các tự khoá chính của bạn tăng hạng đồng nghĩa với chiến lược của bạn đang phát huy tốt.

7. Backlinks

Backlinks là một trong ba yếu tố xếp hạng đứng đầu của Google và không có dấu hiệu sẽ bị thay thế trong tương lai. Bạn cần biết tình trạng của các link trên web của mình, cả về mặt thu được bất kỳ link nào mới cũng như các vấn đề phát sinh từ các link độc hại.

chỉ số Backlinks
Chỉ số Backlinks trong website.

Các chỉ số đường dẫn bạn nên đo lường là:

  • Tổng số backlink
  • Tổng số domain giới thiệu (referal domain)
  • Số link bị mất
  • Số link kiếm được
  • Link độc hại

Và bạn có thể theo dõi tất cả những chỉ số này bằng công cụ phân tích backlink và kiểm toán backlink SEMrush.

Nhưng nhìn chung thì chỉ số này không mang đến nhiều ý nghĩa, vì bạn không xem xét các con số trong ngữ cảnh. Bạn cũng cần so sánh kho đường dẫn của mình với đối thủ cạnh tranh mới nhất, và một lần nữa, bạn có thể làm điều này bằng cách sử dụng công cụ trong SEMrush.

8. CTR tự nhiên

CTR (tỷ lệ nhấp chuột) được dùng như một yếu tố xếp hạng nhưng thực tế là CTR tự nhiên của bạn càng tốt thì càng nhiều người nhấp vào trang của bạn trên SERP. Bạn nên theo dõi chỉ số này, cả ở cấp độ trang và cấp độ từ khóa. CTR là chỉ số đơn giản cho thấy tỷ lệ phần trăm người vào trang của bạn sau khi công cụ tìm kiếm hiển thị kết quả – chỉ số này càng cao càng tốt.

Trong khi CTR tự nhiên đã trở nên vô cùng quan trọng trong việc giúp bạn biết được thẻ tiêu đề và thẻ mô tả meta (các yếu tố thể hiện trên SERP) tương thích như thế nào với tìm kiếm đó. Việc này cần ngữ cảnh và CTR trung bình mà mỗi vị trí có thể mong đợi nhận được.

So sánh CTR của bạn với bảng này để biết liệu mình có đang làm tốt hơn mức trung bình hay cần phải làm thêm. Bạn có thể phân tích CTR của trang và truy vấn trong Google Search Console ở mục “báo cáo hiệu suất”.

9. Bounce Rate (tỷ lệ thoát)

Bounce rate là một phương pháp đánh giá quan trọng xem nội dung của bạn có giữ chân được những người đã ghé trang hay không. Đây cũng có thể là một cách để hiểu sự tương thích giữa nội dung và các truy vấn tìm kiếm mà nó được xếp hạng.

Bounce rate cao tức là trang web đó không thu hút được sự chú ý của người dùng, nghĩa là bạn đã bỏ lỡ các cơ hội để biến traffic này thành chuyển đổi. Và thỉnh thoảng, chỉ cần vài thay đổi nhỏ tỷ lệ Bounce rate sẽ giảm đáng kể.

Bạn có thể xem bounce rate của web và trang trong Google Analytics ở mục Hành vi > Nội dung trang web > Tất cả các trang.

10. Thời gian trung bình trên trang

Người dùng dành càng nhiều thời gian trên trang thì tương tác càng nhiều. Và họ càng tương tác nhiều thì càng có nhiều cơ hội chúng sẽ chuyển đổi. Vì vậy, bạn cần đánh giá thời gian trung bình trên trang cả cấp website và cấp trang, sau đó cân nhắc các cách thức giúp tăng trưởng nếu bạn thấy thời gian này không dài.

Bạn có thể theo dõi chỉ số này trong Google Analytics ở mục Hành vi > Nội dung trang web > Tất cả các trang.

11. Các vấn đề về indexing

Một khi đề cập tới ‘lỗi crawl’, Google Search Console cho phép bạn phân tích bất kỳ vấn đề trong trạng thái lập chỉ mục nào mà trang web của bạn đang gặp phải.

Và thường bao gồm:

  • Các lỗi server 5xx
  • Các lỗi 4xx
  • Các bất thường khi crawl
  • Các trang không index
  • Đã crawl – hiện tại chưa được index
  • Đã phát hiện – hiện tại chưa được index
  • Bị trùng, URL đã gửi không được chọn làm chuẩn
  • Chặn bởi robots.txt

Khi xem xét các vấn đề này như một chỉ số KPI, bạn thường xuyên phải để mắt tới các vấn đề này, chính vì vậy nó giúp bạn cập nhật những vấn đề về lập chỉ mục hoặc thu thập dữ liệu rộng hơn.

Chúng có thể không phải là phương pháp đánh giá thành công thực sự, nhưng để đảm bảo tất cả các trang được index, bạn cần giải quyết tất cả các lỗi.

Tìm trong mục Chỉ mục > Trạng thái lập chỉ mục trong Google Search Console.

12. Tốc độ tải trang

Tốc độ tải trang có thể ảnh hưởng tiêu cực tới cả xếp hạng tìm kiếm (từ đó ảnh hưởng tới traffic) và chuyển đổi, do đó cần được theo dõi chặt chẽ. Điểm Tốc độ tải trang có thể thay đổi theo thời gian vì nhiều lý do.

Tốc độ tải trang
Chỉ số tốc độ tải trang rất quan trọng trong SEO.

Có lẽ một vài người trong nhóm biên tập nghỉ việc và đã thay đổi hình đăng trong bài viết bằng hình mới có dung lượng lớn mà quên tối ưu hoá chúng, từ đó làm chậm tốc độ tải trang? Hay có lẽ server của bạn không hoạt động tốt như khi bạn phân tích tốc độ trang vào lần gần nhất. Những chỉ số này có thể thay đổi theo thời gian, vì vậy phải chú ý kỹ tốc độ tải website của bạn.

Bạn có thể dễ dàng quản lý được điều này khi sử dụng công cụ audit website của SEMrush, kiểm tra định kỳ crawl (khuyến nghị hàng tuần) sẽ chỉ ra những trang có khả năng bị chậm. Cụ thể, bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn báo cáo hiệu suất website.

13. Referral Traffic

Một chiến dịch SEO vững chắc có thể tác động đến doanh nghiệp, ngoài việc chỉ thúc đẩy thêm nhiều Organic Traffic. Nếu link là phần quan trọng trong chiến lược, thì việc hiển thị này có thể thúc đẩy nhiều Referral Traffic chất lượng hơn.

Do đó cần thận trọng khi chứng minh giá trị bổ sung ở đây, điều này giúp minh họa cách chiến lược SEO có nhiều lợi ích marketing và Referral Traffic thông thường có thể chuyển đổi cao hơn so với Organic Traffic – Vì vậy hãy bỏ qua điều này khi đang gặp nguy hiểm.

  • Tỷ lệ phần trăm trong Referral Traffic tăng lên.
  • Tỷ lệ phần trăm trong Referral Conversions tăng lên.
  • Tỷ lệ phần trăm trong Engagement Metrics (bounce, pages, time) tăng lên.

14. Tác động thương hiệu

Tăng mức độ hiển thị tìm kiếm tương đương với tăng mức độ hiển thị tổng quát. Vì vậy SEO Ngọc Thắng cũng xem xét sự gia tăng trong branded search traffic và brand mentions và bằng cách nào mà nó tương giao tới công việc đang làm.

  • Tỷ lệ phần trăm trong branded search traffic tăng lên.
  • Tỷ lệ phần trăm trong brand mentions tăng lên.

15. KPI tạo khách hàng tiềm năng

Khách hàng tiềm năng là một thành phần quan trọng trong tổng thể hoạt động Digital Marketing.

Tuy nhiên việc phân loại khách hàng tiềm năng và phễu bán hàng ngày càng trở nên phức tạp hơn. Do đó, Ngọc Thắng xem xét đo lường tác động của các nỗ lực SEO trước đó đối với việc tạo ra khách hàng tiềm năng, cho dù đó là đăng ký mạng xã hội, đăng ký bản tin hoặc một số tải xuống hoặc gen khách hàng tiềm năng khác cụ thể cho doanh nghiệp của bạn.

  • Tỷ lệ phần trăm đăng ký nhận newsletter (bản tin điện tử, catalogue điện tử,…) tăng lên.
  • Tỷ lệ phần trăm người theo dõi trên mạng xã hội/lượt like… tăng lên.
  • Mục tiêu tạo khách hàng cụ thể cho doanh nghiệp (data sheets, white paper…).

Lời kết

Trên đây là toàn bộ những chỉ số KPI SEO quan trọng nhất dùng để đo lường hiệu quả mà bạn nhất định phải thực hiện để đánh giá được chiến lược SEO của mình. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích nhất. Cảm ơn bạn đọc đã quan tâm và theo dõi bài viết của chúng tôi, đừng quên theo dõi website của Ngọc Thắng để cập nhật những tin tức bổ ích khác mỗi ngày nhé!

5/5 - (1 bình chọn)