Từ khóa là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong SEO, giúp website của bạn được tìm thấy và đánh giá bởi các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, không phải từ khóa nào cũng có giá trị và phù hợp với mục tiêu của bạn. Để chọn được những từ khóa chuẩn ý định tìm kiếm của người dùng, bạn cần có một quy trình nghiên cứu từ khóa khoa học và hiệu quả. Trong bài viết này, Ngọc Thắng sẽ hướng dẫn bạn cách nghiên cứu từ khóa từ A – Z chi tiết nhất

Giới thiệu về từ khóa

Dưới đây là các thông tin tổng hợp về từ khóa:

Từ khóa là gì?

Từ khóa, hay còn gọi là keyword, là một từ hoặc cụm từ mô tả chủ đề của một bài viết hay trang web. Từ khóa được sử dụng để mô tả các khái niệm, ý tưởng, hoặc thông tin chính mà người dùng có thể sử dụng khi tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Yahoo, và nhiều công cụ khác. Khi người dùng có nhu cầu tìm kiếm thông tin về một vấn đề cụ thể, họ thường nhập từ khóa phù hợp liên quan đến vấn đề đó vào công cụ tìm kiếm và chờ đợi kết quả.

Ví dụ: trong tình huống dịch bệnh covid đang diễn ra và bạn muốn tìm hiểu về các triệu chứng để tự bảo vệ, bạn có thể nhập các từ khóa như “triệu chứng covid”, “triệu chứng covid nhẹ” vào công cụ tìm kiếm để tìm kiếm thông tin liên quan đến các triệu chứng dịch covid.

Giới thiệu về từ khóa
Giới thiệu về từ khóa

Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) là gì?

Nghiên cứu từ khóa (Keyword Research) là quá trình tìm kiếm và phân tích các từ hoặc cụm từ liên quan đến sản phẩm/dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp, cũng như các thông tin liên quan khác mà người dùng thường tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm như Google, Bing, Baidu và các công cụ tìm kiếm khác.

Từ các từ và cụm từ tìm kiếm thu thập được, quá trình nghiên cứu từ khóa dựa trên mức độ nhu cầu tìm kiếm cao hay thấp để đưa ra quyết định về các chủ đề bài viết thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm của người dùng. Bằng cách tạo nội dung hữu ích và chất lượng dựa trên các từ khóa phù hợp, doanh nghiệp có thể thu hút nhiều người đọc và cải thiện thứ hạng của trang web trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP).

Phân loại từ khóa

Từ khóa được phân loại theo độ dài, chủ đề và chính tả. Cụ thể như sau:

Theo độ dài

  • Từ khóa ngắn: Đây là các từ hoặc cụm từ không quá 3 từ, có chủ đề rộng, và ý định tìm kiếm chung chung. Những từ khóa ngắn thường có độ cạnh tranh cao và tỷ lệ chuyển đổi thấp. Ví dụ: “Xe máy”, “xe ô tô”.
  • Từ khóa dài: Từ khóa dài bao gồm 3 từ trở lên, diễn tả ý nghĩa cụ thể và chi tiết hơn. Chúng thường có độ cạnh tranh thấp hơn và tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Ví dụ: “Địa điểm bán xe máy tại TP HCM”, “nơi bảo hành xe máy Honda tại Thủ Đức”.

Theo chủ đề

  • Từ khóa chính: Đây là từ khóa trọng tâm mà bạn muốn xếp hạng, đại diện cho một ngành nghề hoặc dịch vụ, thường có lượt tìm kiếm cao. Ví dụ: “Du lịch”.
  • Từ khóa LSI (Latent Semantic Indexing): Đây là các từ khóa có sự liên quan với từ khóa chính và thường được dùng trong cùng một ngữ cảnh. Ví dụ, với từ khóa chính là “du lịch”, một số từ khóa LSI bao gồm: “đặt vé máy bay”, “đặt phòng khách sạn”.

Theo chính tả

  • Từ khóa có dấu: Ví dụ: “Nồi cơm điện giá rẻ”.
  • Từ khóa không dấu: Ví dụ: “Noi com dien gia re”.

Trong việc làm SEO, các từ khóa có dấu thường được ưu tiên vì khi lên top trong kết quả tìm kiếm, các từ khóa không dấu cũng sẽ lên theo. Do đó, nghiên cứu từ khóa là quá trình quan trọng để khám phá và tìm ra những từ khóa chất lượng liên quan đến sản phẩm, dịch vụ.

Tại sao nghiên cứu từ khóa lại quan trọng?

Cách nghiên cứu từ khóa đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong thành công của chiến dịch SEO và là cách duy nhất giúp bạn hiểu rõ người dùng đang tìm kiếm gì. Thiếu hiểu biết về Keyword Research có thể dẫn đến lựa chọn sai các từ khóa, dẫn đến không có ai tìm kiếm và lãng phí thời gian, công sức, và tiền bạc của doanh nghiệp. Thống kê từ Google cho thấy có đến 60,93% trang web không nhận được lượt click nào.

Tuy nhiên, khi nghiên cứu từ khóa đúng đắn, bạn có thể hiểu và đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng mục tiêu, từ đó tăng lượng truy cập cho trang web của bạn. Keyword Research sẽ là nền tảng cần thiết và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một trang web thành công.

Hiểu ý định tìm kiếm của người dùng mục tiêu

Nghiên cứu về đối tượng mục tiêu của bạn là một yếu tố quan trọng giúp hiểu sự quan tâm của độc giả, những điều họ thực sự muốn có và mục đích đằng sau mỗi từ khóa họ tìm kiếm (user intent). Dựa vào thông tin này, bạn có thể tạo nội dung đáp ứng chính xác nhu cầu của họ.

Khi sử dụng công cụ tìm kiếm như Google, không phải lúc nào bạn cũng tìm kiếm cùng một thứ hoặc vì cùng một lý do. Nhu cầu và câu hỏi của bạn có thể phức tạp và liên quan đến nhiều chủ đề.

Có bốn lý do chính khiến mọi người sử dụng công cụ tìm kiếm như Google, và việc hiểu được lý do nào khiến khách truy cập đến trang web của bạn sẽ giúp bạn thực hiện nghiên cứu từ khóa thông minh hơn. Điều này cho phép bạn chỉ thu hút những khách truy cập mà bạn hy vọng sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.

Hiểu ý định tìm kiếm của người dùng mục tiêu
Hiểu ý định tìm kiếm của người dùng mục tiêu

1. Ý định cung cấp thông tin (Information)

Người ta thường bắt đầu tìm kiếm trực tuyến bằng loại tìm kiếm thông tin. Đây là một danh mục phù hợp cho hầu hết các blogger, đặc biệt là những người xuất sắc trong việc cung cấp thông tin, lời khuyên và hướng dẫn cho những người đang tìm kiếm hướng dẫn trong các ngành cụ thể.

Tìm kiếm thông tin thường bao gồm việc tìm những thứ như hướng dẫn, lời khuyên, tư vấn, giải pháp và cơ chế khác để giúp đỡ người tìm kiếm học hỏi và cập nhật kiến thức về một chủ đề cụ thể.

Ví dụ: Tôi thường viết những hướng dẫn phổ biến nhằm cung cấp thông tin như:

  • Cách bắt đầu một blog
  • Làm thế nào để kiếm tiền online từ blog

Mỗi bài viết trong số này tập trung vào việc giáo dục và cung cấp thông tin cho người đọc của tôi, giúp họ có thể đưa ra quyết định thông thái hơn về cách tiếp tục hành trình viết blog của họ.

2. Ý định điều hướng (Nevigation)

Mục đích tìm kiếm thứ hai là điều hướng. Loại tìm kiếm này được thực hiện bởi những người đã biết họ muốn đến đâu hoặc họ muốn làm gì, nhưng họ sử dụng Google để giúp họ truy cập trang web cụ thể đó.

Người dùng có thể thực hiện tìm kiếm điều hướng vì họ không nhớ URL chính xác của trang web hoặc việc nhập trang web vào Google dễ dàng hơn và nhận được kết quả chính xác hơn.

Ví dụ về các tìm kiếm điều hướng bao gồm:

  • Twitter
  • Facebook
  • Tiki
  • Sendo

Google có khả năng giải mã khi người tìm kiếm đang tìm kiếm một trang web cụ thể. Vì vậy, với các tìm kiếm điều hướng như thế này, thường có rất ít cơ hội để bạn xếp hạng cho bất kỳ cụm từ khóa nào ngoài cụm từ thuộc tính web của riêng bạn.

3. Ý định giao dịch (Transaction)

Mục đích tìm kiếm thứ ba là giao dịch. Những người thực hiện loại tìm kiếm này đã sẵn sàng mua một thứ gì đó. Có thể họ đã nghiên cứu về sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ đang tìm kiếm và hiện đã sẵn sàng thực hiện giao dịch mua hàng.

Tìm kiếm giao dịch thường bao gồm các từ hoặc cụm từ như:

  • Gói lưu trữ website tốt nhất
  • Giảm giá MacBook Pro
  • Đánh giá Bluehost
  • Khóa học SEO cho blog

Nếu bạn có một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể mà bạn đang bán, thì từ khóa giao dịch có thể là những thuật ngữ có giá trị cao nhất mà bạn cần thực hiện nghiên cứu từ khóa cẩn thận để xác định chúng. Đồng thời, bạn cần đầu tư nhiều vào tối ưu hóa công cụ tìm kiếm để tăng thứ hạng (và doanh thu) của doanh nghiệp.

4. Ý định điều tra thương mại (Commerce)

Các tìm kiếm điều tra thương mại là những tìm kiếm được thực hiện bởi những người muốn có sản phẩm hoặc dịch vụ nhưng vẫn chưa quyết định được giải pháp cuối cùng. Họ có thể đang đối diện với nhiều lựa chọn và đang tìm kiếm ưu và nhược điểm của từng tùy chọn hoặc họ đang tìm kiếm các sản phẩm hoặc dịch vụ ở địa phương gần họ.

Những người trong danh mục tìm kiếm này có thể nhập các cụm từ như:

  • Gói lưu trữ web tốt nhất
  • Gói lưu trữ web giá rẻ
  • ConvertKit vs AWeber vs Mailchimp
  • Pizza gần tôi
  • Công cụ cho người viết blog
  • Cửa hàng nhiếp ảnh trong khu vực của tôi
  • Các công cụ SEO tốt nhất

Bốn loại tìm kiếm này có một số điểm chồng chéo, nhưng chúng là một điểm khởi đầu tốt khi bạn xác định những loại bài viết blog phù hợp với từng nhu cầu tìm kiếm.

Nếu bạn chưa kiếm tiền từ blog của mình, thì việc nhắm mục tiêu các tìm kiếm giao dịch hoặc thương mại có thể không phải là cách tốt nhất để đầu tư thời gian. Các tìm kiếm điều hướng cũng không nên được quên, vì vậy tập trung vào các tìm kiếm thông tin là một lựa chọn hợp lý.

Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng blog của mình để kiếm tiền, điều mà tôi khuyên bạn nên làm, bạn nên tiếp tục tập trung vào ít nhất một số tìm kiếm có mục đích mua hàng, giao dịch và thương mại. Ngay cả khi bạn tập trung vào mô hình tiếp thị liên kết mà bạn không bán sản phẩm trực tiếp cho người tiêu dùng, những cụm từ khóa này vẫn có thể quan trọng cho mô hình kinh doanh của bạn. Bằng cách đó, bạn có thể giáo dục và đưa họ theo hướng sản phẩm hoặc dịch vụ có lợi mà bạn đề xuất.

Hướng dẫn nghiên cứu từ khóa SEO

Dưới đây sẽ là các bước nghiên cứu từ khóa SEO chuẩn, bạn có thể tham khảo:

Bước 1: Lên ý tưởng cho các chủ đề triển khai

Đầu tiên, hãy xác định những chủ đề quan trọng liên quan đến sản phẩm/dịch vụ chính của bạn và khách hàng có thể quan tâm đến các thông tin khác.

Xác định chủ đề chính và chủ đề liên quan

Từ những chủ đề về sản phẩm/dịch vụ chính, bạn có thể tìm và phát triển các chủ đề liên quan xung quanh. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh áo thun, một số chủ đề liên quan mà bạn có thể nghĩ đến bao gồm:

  • Chất liệu sản phẩm.
  • Cách phối đồ với sản phẩm.
  • Nơi cung cấp/buôn bán sản phẩm.
  • Các mẹo chọn lựa sản phẩm phù hợp với từng dịp sự kiện.
  • Những bộ sưu tập áo thun mới nhất.
  • Cách giặt và bảo quản áo thun.

Tham khảo chủ đề của đối thủ

Ngoài việc tự tìm ra các chủ đề chính và chủ đề liên quan, bạn cũng có thể tham khảo chủ đề của đối thủ. Điều này giúp bạn có cái nhìn tổng quan về các chủ đề đang được đối thủ khai thác và từ đó, bạn có thể tìm ra những chủ đề tiềm năng mà bạn chưa nghĩ đến.

Hãy nhập các chủ đề/từ khóa liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của bạn lên Google ẩn danh để xem thêm kết quả. Ví dụ, nếu bạn kinh doanh áo thun, bạn có thể tìm từ khóa “áo thun nam polo” trên Google và xem các đối thủ như Yody và Couple TX đang kinh doanh cùng sản phẩm. Từ đó, bạn có thể nắm bắt ý tưởng và định hướng cho việc phát triển nội dung và chiến lược SEO của mình.

Tham khảo chủ đề của đối thủ

Bước 2: Phân tích & nghiên cứu bộ từ khóa

Nghiên cứu bộ từ khóa

Trong bước này, bạn sẽ thực hiện nghiên cứu từ khóa để tìm ra những từ khóa phù hợp với chủ đề và mục tiêu của bạn. Có một số công cụ hỗ trợ nghiên cứu từ khóa miễn phí mà bạn có thể sử dụng, bao gồm:

Google Sugget

Đây là công cụ miễn phí và dễ sử dụng, giúp bạn tìm ý tưởng từ khóa thông qua tính năng tự động điền của ô tìm kiếm. Ví dụ, khi nhập từ khóa chính là “du lịch Đà Lạt”, Google Suggest sẽ đưa ra những từ khóa liên quan và được nhiều người tìm kiếm như “du lịch Đà Lạt 3 ngày 2 đêm”, “du lịch Đà Lạt Tết 2022”, “du lịch Đà Lạt tự túc”,…

nghien-cuu-tu-khoa

Bạn cũng có thể xem những chủ đề tìm kiếm liên quan ở cuối trang, bạn sẽ thấy những từ khóa được người dùng tìm kiếm nhiều

nghien-cuu-tu-khoa

Google Keyword Planner

Đây là công cụ thường được sử dụng bởi những người chạy quảng cáo trả tiền trên Google, nhưng bạn cũng có thể sử dụng nó để tìm từ khóa cho việc tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. Bạn chỉ cần nhập một vài từ khóa vào ô tìm kiếm và xem kết quả, bao gồm lượng tìm kiếm từ khóa mỗi tháng và độ khó để SEO từ khóa đó lên top.

nghien-cuu-tu-khoa

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng các công cụ khác như Answer the Public, Keyword Surfer, Keyworddit, Google Search Console để tìm thêm từ khóa liên quan.

Checklist đánh giá từ khóa được chọn

  • Volume Search (lượng người từ khóa trung bình/tháng): Từ khóa có volume càng lớn, độ cạnh tranh càng cao. Nếu là website mới, bạn không nên chọn các từ khóa có volume quá cao hoặc quá thấp.
  • Keyword Difficulty (KD – Độ khó từ khóa): Độ khó để SEO từ khóa lên top. KD và volume tỉ lệ thuận với nhau, từ khóa có volume search càng cao thì KD càng cao.

Ví dụ: từ khóa “Áo sơ mi nam” cos volume search là 33,1K và KD là 34%, đây là từ khóa có lượg tìm kiếm rất nhiều nên độ khó cũng thuộc dạng trung bình khó.

Checklist đánh giá từ khóa được chọn
  • Từ khóa xu hướng: Từ khóa được quan tâm nhiều từ một khoảng thời gian, tỉ lệ chuyển đổi cao nếu bạn kịp thời nắm bắt.
  • Clicks: Số lần nhấp vào kết quả tìm kiếm, mang tính thực tế hơn. Một số từ khóa có lượng tìm kiếm cao nhưng lượt nhấp vào thấp sẽ khó mang lại nguồn traffic thực tế.
  • Long-tail keyword: Ưu tiên chọn các từ khóa đuôi dài vì độ cạnh tranh thấp và tỉ lệ chuyển đổi cao. Từ khóa đuôi dài làm rõ ý định tìm kiếm của người dùng hơn.

Ví dụ: từ khóa “chế độ eat clean”, người dùng đang ở đầu phễu, chỉ tìm hiểu thông tin chứ chưa cần mua. Với từ khóa “thực phẩm bổ sung chế độ eat clean”, người dùng đã tiến gần hơn đến việc chuyển đổi thành khách hàng mua hàng.

nghien-cuu-tu-khoa

Nhóm bộ từ khóa

Vì sao cần nhóm bộ từ khóa?

Nhóm bộ từ khóa giúp:

  • Quá trình ranking từ khóa và traffic tốt hơn.
  • Tránh tình trạng các key “ăn thịt” do trùng lặp nội dung.
  • Không tốn thời gian và chi phí để viết nhiều bài có nội dung tương tự nhau.

Các nhóm key đơn giản:

  • Phân chia các từ khóa theo từng chủ đề, ví dụ như: áo, quần, váy,… Có thể chia chủ đề chi tiết hơn như: áo thun, quần jeans,… để có thể dễ dàng trong việc kiểm soát và nhóm từ khóa.

nghien-cuu-tu-khoanghien-cuu-tu-khoa

Các từ khóa cùng trả về ít nhất 4 kết quả URL giống nhau trên Google sẽ được nhóm chung lại để viết 1 bài duy nhất. Ví dụ 2 từ khóa “mẫu áo thun nam” và “áo thun nam đẹp” sẽ nằm cùng 1 nhóm để viết chung 1 bài.

Chọn từ khóa mang ý nghĩa bao quát nhất để làm từ khóa đại diện chính.

Phân loại nội dung triển khai cho từ khóa

Có 4 loại nội dung trên website khi triển khai: danh mục, sản phẩm, blog, dịch vụ.

Việc phân biệt rõ các nhóm từ khóa của mà bạn sẽ triển khai loại content nào sẽ giúp bạn tránh việc triển khai sai loại content mà Google đang nhận định cho từ khóa đó.

nghien-cuu-tu-khoa
Ví dụ về content sản phẩm
nghien-cuu-tu-khoa
Ví dụ về content danh mục

Để xác định được loại content, bạn xem kết quả trả về của 10 url đầu tiên trên trang tìm kiếm Google, loại content nào đang chiếm ưu thế, đó sẽ là loại content dành cho nhóm từ khóa của bạn.

Trong trường hợp, kết quả các loại content tương đương nhau, bạn sẽ ưu tiên chọn loại content theo top 1 google.

Bước 3: Triển khai nội dung cho các từ khóa

Để nội dung được rõ ràng và đáp ứng đúng ý định tìm kiếm của người dùng, bạn nên lên sẵn outline để hệ thống hóa và kiểm soát nội dung tốt hơn. Vậy từ khóa thường xuất hiện ở đâu? Dưới đây là danh sách các vị trí từ khóa sẽ xuất hiện:

  • Tiêu đề bài viết: Từ khóa càng nằm gần đầu câu càng tốt.
  • Meta Description: Phần mô tả này sẽ xuất hiện trên thanh tìm kiếm khi người dùng search từ khóa.
  • URL: Giữ cho URL tinh gọn và chứa từ khóa chính của bài viết.
  • Xuyên suốt bài viết: hãy chèn từ khóa trải dài suốt bài viết và nhớ rằng phải làm cho câu văn trở nên tự nhiên nhất có thể.

Kết luận

Trên đây là những bước cơ bản để bạn có thể nghiên cứu từ khóa chuẩn ý định tìm kiếm cho website của mình. Qua đó, bạn sẽ có được một danh sách từ khóa chất lượng, phù hợp với mục tiêu và đối tượng của bạn, giúp tăng khả năng xếp hạng và thu hút lưu lượng truy cập từ các công cụ tìm kiếm.

Tuy nhiên, nghiên cứu từ khóa không phải là một việc làm một lần và xong, mà là một quá trình liên tục cập nhật và điều chỉnh theo thị trường và người dùng. Bạn cần thường xuyên theo dõi và đánh giá hiệu quả của từ khóa, cũng như tìm kiếm những từ khóa mới để bổ sung và tối ưu hóa cho website của mình. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có được những kiến thức và kỹ năng cần thiết để nghiên cứu từ khóa hiệu quả. Chúc bạn thành công!

 

5/5 - (1 bình chọn)