Brand Loyalty là gì là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trên thực tế đây là thuật ngữ chỉ lòng trung thành với thương hiệu của khách hàng. Một trong những yếu tố mà bất kỳ đơn vị nào khi xây dựng và phát triển thương hiệu cũng quan tâm. Để hiểu rõ hơn về Brand Loyalty là gì? Các mức độ trung thành với thương hiệu của người tiêu dùng? Cùng xem ngay bài viết dưới đây của SEO Web Ngọc Thắng nhé!

sự trung thành của khách hàng đổi với thương hiệu

Brand loyalty là gì?

Brand loyalty – lòng trung thành với thương hiệu – là khi người tiêu dùng chọn mua nhiều lần các sản phẩm hoặc sử dụng nhiều lần dịch vụ do cùng một đơn vị cung cấp bất chấp những nỗ lực lôi kéo họ của đối thủ cạnh tranh. Lòng trung thành thương hiệu thường dựa trên nhận thức. Khách hàng sẽ luôn mua cùng một thương hiệu vì họ cho rằng nó vượt trội so với các sản phẩm hiện có của thương hiệu khác.

Google là một ví dụ trả lời cho câu hỏi brand loyalty là gì. Nếu muốn tìm hiểu về một điều gì đó, đa phần người dùng sẽ nghĩ ngay đến công cụ tìm kiếm Google. Tuy không mang đến trải nghiệm hoặc giao diện người dùng quá khác biệt trên các công cụ tìm kiếm khác nhưng Google đã xây dựng lòng trung thành này từ người dùng trực tuyến, khiến nó trở thành công cụ tìm kiếm số một trên toàn cầu.

Brand Loyalty là gì

Khách hàng không chỉ tiếp tục tham gia và sử dụng sản phẩm/dịch vụ từ cùng một thương hiệu mà còn có những cảm xúc tích cực đối với thương hiệu đó. Lòng trung thành với thương hiệu có liên quan nhiều đến cách khách hàng cảm nhận doanh nghiệp, hành động và giá trị mang lại cho họ. Và đó là một cách quan trọng để giúp duy trì lòng trung thành của khách hàng và tăng tỷ lệ mua lại.

Phân biệt sự khác nhau giữa Brand Loyalty và Customer Loyalty

Một khái niệm rất dễ nhầm lẫn với Brand Loyalty đó là Customer Loyalty. Vậy 2 thuật ngữ này khác nhau ra sao? Hãy cùng Mona Media tìm hiểu qua bảng so sánh dưới đây.

Đặc điểm Brand Loyalty Customer Loyalty
Khái niệm Là lòng trung thành với thương hiệu. Khách hàng trung thành.
Căn cứ Dựa vào nhận thức thương hiệu, sợi dây liên kết cũng như tài sản của thương hiệu. Dựa vào sản phẩm/dịch vụ của thương hiệu cung cấp.
Yếu tố thúc đẩy Sự kết nối của người tiêu dùng với thương hiệu. người trung thành kiểu này bị ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài sản phẩm/dịch vụ bạn cung cấp. Đáp ứng nhu cầu về giá hoặc thỏa mãn mong đợi về chính năng, chất lượng sản phẩm của khách hàng.

Ví dụ:

Bạn có thể tăng lòng trung thành của khách hàng bằng các chiến lược giá, chiết khấu, tạo chương trình khuyến mãi, dịch vụ khách hàng phù hợp. Nhưng để tăng sự trung thành với thương hiệu, bạn cần có kết nối sâu hơn với họ thông qua mặt cảm xúc, tinh thần.

Những khách hàng tin tưởng thương hiệu của bạn sẽ theo bạn lâu bền hơn những khách hàng chỉ tin tưởng sản phẩm của bạn. Đó là sự khác biệt giữa khách hàng trung thành và lòng trung thành với thương hiệu.

Tầm quan trọng của lòng trung thành đối với thương hiệu

Như vậy, bài viết đã lý giải brand loyalty là gì. Trong kinh doanh, có vai trò rất quan trọng và quyết định tới doanh thu, mở rộng quy mô doanh nghiệp.

Brand loyalty giúp thương hiệu tiết kiệm tối đa chi phí cho Marketing sản phẩm: Theo một số phân tích thị trường, chi phí để tìm kiếm một khách hàng mới gấp 3-5 lần so với duy trì chăm sóc khách hàng thân thiết. Do đó, nó giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí dành cho tiếp thị sản phẩm mới.

Tầm quan trọng của lòng trung thành đối với thương hiệu

Tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường: Brand loyalty là một trong những “tài nguyên quý giá” mà bất cứ doanh nghiệp nào đều khao khát có được. Nó mở ra cơ hội thành công với các sản phẩm mới và thị phần khổng lồ trong bối cảnh nhiều cạnh tranh hiện nay.

Xây dựng thương hiệu doanh nghiệp tuyệt vời: Xây dựng được Brand loyalty đồng nghĩa với việc bạn đã xây dựng được một thương hiệu “top-in-mind” trong lòng khách hàng. Bất cứ khi nào cần mua một sản phẩm nào đó, họ sẽ nghĩ ngay đến thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

Các cấp độ trung thành của khách hàng với thương hiệu

Vậy các cấp độ của Brand lohakty và tính chất của nó như thế nào? Theo Philip Kotler, lòng trung thành thương hiệu có 3 cấp độ và phân chia từ thấp đến cao:

Các cấp độ trung thành của khách hàng với thương hiệu

1. Nhận diện thương hiệu – Brand Recognition

Sự nhận diện thương hiệu là bước đầu tiên trong sự phát triển lòng trung thành với thương hiệu. Trước khi người tiêu dùng có thể hình thành ấn tượng về thương hiệu của bạn, họ cần phải tiếp xúc với thương hiệu của bạn trước. Một khi họ nhận ra thương hiệu của bạn, bạn có thể là điều đầu tiên xuất hiện trong đầu khách hàng khi họ nghĩ về một sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.

Sự nhận diện thương hiệu được tạo ra bởi nỗ lực marketing rộng rãi của thương hiệu, nhằm mục tiêu trở thành một cái tên quen thuộc và tiếp cận những đối tượng phù hợp.

Ấn tượng đầu tiên có thể kéo dài – vì vậy nếu bạn đang tìm cách xây dựng lượng người tiếp cận trung thành, điều quan trọng là bạn phải đầu tư nguồn lực của mình để làm cho những điểm tiếp xúc ban đầu trở nên tích cực. Với thời đại kỹ thuật số mà chúng ta đang sống, trang web và các trang mạng xã hội chính là những sự lựa chọn tốt nhất để bạn thể hiện và truyền tải câu chuyện thương hiệu của mình.

2. Sự ưa chuộng thương hiệu – Brand Preference

Khi ai đó thích thương hiệu của bạn, điều đó có nghĩa là họ sẽ ưu tiên lựa chọn thương hiệu của bạn hơn thương hiệu khác. Tuy nhiên, khi những thương hiệu khác nỗ lực thực hiện thêm rất nhiều các hoạt động mạnh mẽ để thu hút khách hàng của bạn, họ có thể bị ảnh hưởng và lung lay tâm lý.

Đây là lý do tại sao bạn phải tạo ra một bản sắc thương hiệu mạnh mẽ và duy trì nó ở mọi thời điểm trong sự phát triển của doanh nghiệp bạn.

3. Sự khẳng định thương hiệu – Brand Insistence

Ở cấp độ này, ở trong tâm trí của người tiêu dùng không còn chỗ trống cho các thương hiệu khác, và chỉ có duy nhất thương hiệu của bạn được hiện diện ở đó. Đó là mức độ trung thành cao nhất và mức độ mà mọi doanh nghiệp đang phấn đấu đạt được đối với khách hàng của mình.

Nếu tâm trí người tiêu dùng đã đồng điệu với thương hiệu của bạn, và bạn cung cấp trải nghiệm mua sắm dễ dàng, cộng với sản phẩm hoặc dịch vụ tốt, bạn có thể biến người mua một lần thành người giúp bạn truyền bá thương hiệu.

5 cách xây dựng lòng trung thành với thương hiệu

Xây dựng lòng trung thành với thương hiệu là công việc cực kỳ khó khăn. Nhưng nó lại là điều mà mọi thương hiệu phải làm nếu muốn tồn tại được. Nếu bạn đang rối rắm chưa biết xây dựng và cải thiện lòng trung thành với thương hiệu như thế nào, 5 cách dưới đây sẽ là điều bạn đang cần.

cách xây dựng lòng trung thành với thương hiệu

1. Chiến lược định vị thương hiệu

Xây dựng chiến lược và định hình rõ những điều thị trường đang nghĩ về bạn. Khách hàng suy nghĩ về thương hiệu của bạn ra sao? Các chiến lược Marketing trước đây có được khách hàng đón nhận?,…

Càng nghiên cứu, đánh giá chi tiết, bạn càng có được chiến lược chuẩn để định vị thương hiệu của mình.

2. Tìm ra khía cạnh khách hàng quan tâm

Người tiêu dùng trung thành với thương hiệu tức là họ đồng cảm với câu chuyện thương hiệu. Bởi vậy, bạn cần biết cách để thu hẹp khoảng cách giữa thương hiệu và người tiêu dùng. Hãy bắt đầu bằng việc xác định tính cách của họ. Điều này sẽ là khởi đầu tốt để bạn hiểu rõ được động cơ, hành vi, mối quan tâm của khách hàng tiềm năng.

Từ đó, bạn sẽ có những định hướng phát triển nội dung có tính thương hiệu trên các phương tiện truyền thông của mình.

3. Định hình chiến lược giữ chân khách hàng

Tăng truy cập thôi chưa đủ, bạn cần giữ chân được khách hàng. Chỉ khi giữ chân được khách hàng thì bạn mới có cơ hội để chuyển đổi thành đơn hành, doanh thu. Có rất nhiều cách để giữ chân khách hàng mà doanh nghiệp có thể áp dụng như:

  • Nâng cấp sản phẩm, dịch vụ
  • Cải thiện trải nghiệm khách hàng
  • Tăng tương tác với khách hàng để thêm sự khăng khít.

4. Tạo dựng Brand Loyalty bằng cộng đồng khách hàng

Lòng trung thành với thương hiệu được khởi tạo khi bạn xây dựng mối liên hệ với người dùng. Cách tốt nhất để làm điều đó là bạn tạo dựng được cộng đồng xung quanh thương hiệu. Có thể thực hiện bằng những cách dưới đây:

  • Tăng tương tác trên các bài đăng của bạn mà khách hàng tương tác.
  • Khởi chạy email marketing tiếp cận khách hàng.
  • Tạo nhóm riêng cho cộng đồng của bạn và cung cấp những nội dung độc quyền từ thương hiệu.

5. Chủ động giải quyết minh bạch các vấn đề thương hiệu

Khách hàng vẫn luôn dõi theo những hành động của bạn, đặc biệt là khi thương hiệu của bạn gặp phải một vấn đề nào đó, chẳng hạn như phốt. Tất nhiên, không phải tất cả vấn đề đều đáng để tâm, nhưng chắc chắn sẽ có những vấn đề bạn bắt buộc phải làm sáng tỏ, chủ động điều tra và giải quyết để tẩy sạch “vết nhơ” cho thương hiệu.

Rất nhiều đơn vị xử lý truyền thông không tốt đã mất đi hàng tá khách hàng trung thành với thương hiệu. Hãy thật cẩn thận và thông minh trong giải quyết các tình huống có thể phát sinh.

6 chỉ số quan trọng trong xây dựng lòng trung thành

  • Sự hài lòng của khách hàng
  • Niềm tin thương hiệu
  • Chỉ số kính trọng thương hiệu
  • Cảm nhận chất lượng
  • Cảm nhận giá trị
  • Chỉ số người ủng hộ

Lời kết

Brand loyalty là một trong những yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp thành công trong việc thu hút và giữ chân khách hàng. Khi xây dựng một chiến lược đúng đắn, doanh nghiệp có thể tạo dựng được một đội ngũ khách hàng trung thành, là nguồn cảm hứng và đóng góp quan trọng vào sự phát triển bền vững của thương hiệu. Hy vọng qua bài viết này SEO WEB Ngọc Thắng đã giúp các độc giả hiểu được Brand loyalty là gì và các vấn đề xoay quanh nó.

Hiện nay Ngọc Thắng đang cung cấp dịch vụ về website từ xây dựng, thiết kế web đến các dịch vụ SEO tổng thể và SEO từ khóa chuyên nghiệp và hiệu quả đã được rất nhiều khách hàng sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về các thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên hay bạn đang tìm kiếm một dịch vụ webiste uy tín thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!

Với nhiều năm kinh nghiệm cũng như được khách hàng đánh giá cao, Ngọc Thắng tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ website hàng đầu hiện nay.

Đại chỉ: Số 07 Ngách 2, Ngõ 121 Trần Phú, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Tổng đài: 1900 89 21

Hotline: 098 148 1368

MST: 0107994795

Email: lienhe@ngocthang.vn

Website: https://ngocthang.net/

5/5 - (1 bình chọn)