SME là gì? Tại sao loại hình doanh nghiệp này ngày càng phát triển tại Việt Nam? Chính sự phát triển nhanh chóng này của SME đã khiến nhiều người lầm tưởng nó với khái niệm StartUP. Vậy mô hình StartUp có đặc điểm gì khác biệt so với SME. Hãy cùng NGOCTHANG theo dõi hết bài viết dưới đây để tìm hiểu nhé!

SME là gì?

SME là viết tắt của cụm từ Small and Medium Enterprise hay còn gọi là doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là mô hình đang ngày một phát triển tại Việt Nam và được rất nhiều doanh nghiệp Việt áp dụng để hoạt động; đáp ứng các nhu cầu phát triển của kinh tế xã hội. Chính vì vậy nó đã tạo ra một môi trường phát triển bền vững mới và sức cạnh tranh cũng vô cùng mạnh mẽ.

Để hiểu rõ hơn SME là gì? Hãy cùng tìm hiểu thêm những đặc điểm dưới đây của một doanh nghiệp vừa và nhỏ là như thế nào nhé!

Khách hàng SME là ai?

Với sự phát triển nhanh chóng của các doanh nghiệp SME hiện nay; các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang nhận được rất nhiều sự quan tâm từ phía các nhà đầu tư ; đặc biệt là các ông lớn ngân hàng tại Việt Nam. Khách hàng SME là cái tên mà các ngân hàng thường gọi cho các doanh nghiệp SME.

Chính điều này đã giúp cho các SME có thêm nhiều cơ hội vay nguồn vốn và được đầu tư mạnh hơn; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động và nắm bắt thời cơ tốt hơn.

Khách hàng của doanh nghiệp SME

Ưu điển của doanh nghiệp SME là gì?

Càng ngày thị trường càng trở nên phức tạp và thay đổi nhanh chóng. Trong khi đó để một doanh nghiệp thay đổi liên tục để thích ứng với thị trường sẽ tốn rất nhiều chi phí và thời gian. Nếu các doanh nghiệp không nhạy bén và bắt kịp xu hướng sẽ không nắm bắt được thời cơ; dẫn đến khả năng thất bại cao.

Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp SME; với khả năng vận hành một cách linh hoạt và nhanh chóng trước các biến đổi thị trường; đặc biệt là trong ngành bán lẻ; mọi hoạt động liên quan đến quản trị hàng hóa; quản lý nhân sự;…đều diễn ra một cách đơn giản và dễ dàng.

Đặc biệt là các chi phí để xây dựng nên thương hiệu cũng như phát triển công ty rất hợp lý và phù hợp với nhiều đối tượng; đồng thời mức thu hồi vốn nhanh và hiệu quả đầu tư lớn. Chính vì thế mà mô hình này đang rất được ưu chuộng và mở rộng nhanh chóng không chỉ ở Việt Nam mà còn nhiều nước trên thế giới.

Nhược điểm của doanh nghiệp SME là gì?

Đi đôi với những thuận lợi mà mô hình này đem lại sẽ là những hạn chế nhất định mà các SME phải đối mặt. Đặc biệt là 2 yếu tố sau:

Thứ nhất là về tiềm lực vốn: thực tế các doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không thể cạnh tranh nguồn vốn với các doanh nghiệp lớn đã có tên tuổi và thương hiệu riêng bởi nhiều yếu tố tác động từ lực lượng nhân sự; các khách hàng cũng như các tác nhân về thời gian…

Thứ hai về cơ sở hạ tầng: bản chất là một doanh nghiệp vừa và nhỏ tức là bản thân quy mô của loại hình doanh nghiệp này đã không thể cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trên thị trường. Chính vì vậy các đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng kém hơn và để nâng cấp lên sẽ cần kha khá thời gian hoạt động tích cực.

Ngoài ra là các thách thức về quảng bá thương hiệu; hình ảnh; sản phẩm với nhiều chi phí lớn cũng gây không ít khó khăn cho các doanh nghiệp này. Chính vì vậy để có thể cạnh tranh tốt trên thị trường các SME phải xây dựng được niềm tin thực sự từ các khách hàng; đặc biệt là phát triển hệ thống hỗ trợ và chăm sóc khách hàng.

Đặc Điểm Và Sự Khác Nhau Giữa Doanh Nghiệp SME Với Start Up

Với những đặc điểm trên của các doanh nghiệp SME; rất nhiều người đã nảy sinh sự nhầm lẫn giữa SME với Start Up. Bởi bản thân Start Up là loại mô hình tự khởi nghiệp; vì vậy quy mô thường cũng trong phạm vi vừa và nhỏ.
Đặc biệt là họ cũng thành lập doanh nghiệp để cung cấp một sản phẩm hay dịch vụ nào đó nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên về bản chất chúng lại là 2 loại hình doanh nghiệp khác hẳn nhau. Hãy thử theo dõi xem ngoài khái niệm chúng khác nhau ở đâu nhé!

Doanh nghiệp SME và starup

Mục tiêu kinh doanh

Đối với một Start Up; mặc dù xuất phát điểm có thể là một doanh nghiệp nhỏ nhưng mục đích kinh doanh của người sáng lập hay khởi nghiệp lại vô cùng to lớn. Họ nuôi dưỡng công ty với khát vọng và tầm nhìn lớn nhằm chứng minh một Start Up vẫn có thể tác động mạnh đến thị trường. Họ luôn muốn phát triển công ty một cách đột phá hơn.

Còn đối với doanh nghiệp SME; họ luôn đi theo con đường đã thử nghiệm và không đi lệch khỏi hướng đó. Nên mặc dù luôn ở mức độ an toàn nhưng khả năng thành công lại cao hơn so với sự liều lĩnh của Start Up. Mục tiêu kinh doanh của họ là tập trung đạt nhiều lợi nhuận từ các giá trị cung cấp cho khách hàng. SME luôn muốn duy trì hoạt động kinh doanh một cách ổn định nhất để thành công và giữ vững vị thế trên thị trường.

Lợi thế cạnh tranh

Thứ nhất, trong kinh doanh tất nhiên là cần có lợi nhuận; tuy nhiên đối với Start Up lợi nhuận không phải cái đích duy nhất. Trong những năm đầu khởi nghiệp họ không quá quan trọng lời lãi mà thay vào đó phải là tên tuổi và sản phẩm như thế nào để tạo ra một thị trường mới hoặc chiếm lĩnh một thị trường nào đó.

Vậy đối với SME lợi thế cạnh tranh là gì? SME không quá dựa vào lợi thế cạnh tranh để đột phá bởi họ chỉ hoạt động ở một quy mô nhỏ; không toàn cầu như Start Up. Cái họ chú tâm là đáp ứng những gì thị trường đang thiếu và đang có nhu cầu.

Thứ 2, thị trường mà SME và Start Up hướng đến là khác nhau. Với StartUp họ tập trung phát triển các sản phẩm có tiềm năng để tiếp cận được hàng chục triệu thậm chí là hàng tỷ người dùng. Tuy nhiên đối với SME, họ lại chọn local như một lợi thế cạnh tranh; có gì bán nấy không cần xét đến quy mô hay sản phẩm đó phải như thế nào; miễn là thị trường có nhu cầu là có thể duy trì và phát triển doanh nghiệp.

Cụ thể là: Nếu như bạn có dự định mở một nhà hàng ăn thì đó là SME vì ngay khi khởi động bạn đã có thể thu lại lợi nhuận ngay, thậm chí là thu hồi được vốn trong thời gian ngắn. Nhưng nếu bạn muốn mở một chuỗi nhà hàng lớn, lúc này bạn đang StartUp với quy mô hàm mũ mở rộng hơn. Có thể thời gian đầu để thống lĩnh được thị trường bạn sẽ phải chịu lỗ khá lớn.

Khả năng quy trình hóa

StartUp sẽ tập trung vào quy trình hóa các công việc để vận hành bộ máy hoạt động ổn định nhất và có thể chuyển giao cho nhiều người khác nhau. Trong khi SME sẽ thường tập trung vào các nhiệm vụ chuyên biệt khó có thể thay thế; hoặc mang tính độc quyền, bí quyết bí truyền,…như nhà hàng, tiệm giặt là,…

Khả năng quy trình hóa của doanh nghiệp

Chủ sở hữu

StartUp luôn sẵn sàng mở cửa, chia cổ phần cho nhiều nhà đầu tư tham gia để làm đòn bẩy đột phá trong thời gian ngắn nhất. Còn đối với doanh nghiệp SME chủ sở hữu thường là các công ty gia đình và ít huy động vốn từ bên ngoài.

Tốc độ tăng trưởng

Tốc độ tăng trưởng cũng là một trong các yếu tố cần nhắc tới khi phân biệt hai loại mô hình doanh nghiệp này. Như các phân tích đặc điểm trên, SME sẽ có thể thu được lợi nhuận ngay những ngày đầu tiên tuy nhiên đồ thị tăng trưởng lại đi theo đường thẳng.

Còn đối với StartUp sẽ phải mất 1 khoảng thời gian nhất định để thu hồi được vốn; thậm chí có thể qua nhiều giai đoạn lỗ mạnh để xây dựng được thương hiệu và tên tuổi riêng; đồng thời chiếm lĩnh thị trường. Và đương nhiên, khi StartUp thành công họ sẽ thu được rất nhiều lợi nhuận theo hàm mũ.

Khả năng nhân bản

StartUp gặp lợi thế khi muốn mở rộng hay sản xuất thêm sản phẩm sẽ không tốn quá nhiều chi phí và thời gian. Đặc biệt là các doanh nghiệp làm về phần mềm; dịch vụ số hay công nghệ thông tin vì đã có quy trình hóa ổn định.

Ngược lại SME lại gặp khá nhiều giới hạn khi muốn mở rộng quy mô bởi các chi phí về mặt bằng, nhân lực hay máy móc, nguyên vật liệu,…Đó cũng chính là lý do tại sao doanh nghiệp SME khó tăng trưởng đột phá.

Mong rằng qua bài viết các bạn đã hình dung rõ hơn về SME là gì? Sự khác biệt giữa SME và StartUp như thế nào? Đừng quên theo dõi website ngocthang.net thường xuyên hơn để cập nhật những bài viết mới nhất nhé! Chúc các bạn thành công!

5/5 - (1 bình chọn)