Bạn có biết Google có một dạng bảng hiển thị giúp người dùng có được thông tin nhanh về một chủ đề? Đó chính là bảng tri thức Google hay còn được gọi là Google Knowledge Graph – nơi mà người dùng nhìn thấy đầu tiên ngay khi tìm kiếm một từ khóa. Bài viết này công ty SEO Ngọc Thắng sẽ tổng hợp kiến thức có liên quan đến Google Knowledge Graph và chia sẻ cho bạn cách để có thể lên bảng tri thức Google. Cùng xem ngay nhé!
Google Knowledge Graph là gì?
MỤC LỤC
Knowledge Graph (Sơ đồ tri thức) là cơ sở dữ liệu thu thập hàng tỷ dữ liệu về từ khóa mà người dùng tìm kiếm trên internet mỗi ngày và ý nghĩa đằng sau từ khóa đó. Nơi này cho phép tìm kiếm phổ quát và mở rộng, các kết quả được tìm kiếm nâng cao. Sơ đồ tri thức trình bày một khu vực riêng trong SERPs và kết quả được phân phối bằng đồ họa.
Vào năm 2012 sơ đồ tri thức của Google đã có tác động lớn trong việc tìm kiếm, đây là cách Google tìm hiểu ý định người tìm kiếm và mối quan hệ giữa các Entity trong thế giới thực. N cho phép người dùng truy cập ngay vào thông tin liên quan mà không cần nhấp vào liên kết.
Những yếu tố cấu thành lên sơ đồ tri thức
Năm 2012 Google đã thêm một bản mở rộng kết quả tìm kiếm là tiện ích trên các thực thể trong Sơ đồ tri thức. Kết quả từ sơ đồ tri thức bao gồm địa điểm, người, hoàn cảnh sự kiện khác nhau, hình ảnh, liên kết sẽ được hiển thị ở một khu vực riêng trên Google nếu có một Entity ngữ nghĩa khớp với cụm từ tìm kiếm.
Sơ đồ tri thức ngày nay chủ yếu được thu thập từ Wikidata, được cập nhật đầy đủ với các cụm từ tìm kiếm liên quan hoặc các liên kết nâng cao. Sơ đồ tri thức hiển thị bên phải kết quả Organic search trên máy tính bảng và máy tính để bàn. Trên điện thoại thông minh, chúng hiển thị phía trên kết quả tìm kiếm.
Các yếu tố có thể có trên hộp thông tin riêng biệt:
- Dữ liệu về một công ty, một người hoặc một địa điểm
- Thông tin về các truy vấn tìm kiếm tương tự, những người khác cũng đã tìm kiếm
- (Các) Hình ảnh có liên kết đến Google Image Search
- Dữ liệu được chuẩn bị, có cấu trúc với các chi tiết về truy vấn tìm kiếm
- Trích xuất văn bản cũng như một liên kết đến nguồn
4 bước tạo sơ đồ tri thức Google cho website
Đưa nội dung của bạn vào Knowledge Graph để bạn trở thành người có thẩm quyền với chủ đề của mình. Đầu tiên tìm hiểu những gì mọi người tìm kiếm bằng cách nghiên cứu từ khóa, sau đó viết nội dung thật xuất sắc và đảm bảo website của bạn được tối ưu thân thiện với thiết bị di động.
1. Sử dụng Schema Markup trên trang của bạn
Sử dụng Schema Markup giúp Google dễ dàng hiểu nội dung hơn, vì các dữ liệu có cấu trúc đánh dấu các yếu tố quan trọng. Việc ghi nhớ, đánh dấu dữ liệu cấu trúc dưới dạng Schema.org ngày càng trở nên quan trọng.
Bạn có thể sử dụng Schema để điền các thông tin bạn cho là có liên quan như: con người, tổ chức, doanh nghiệp địa phương. Mọi dữ liệu được đánh dấu bởi Schema đều được Knowledge Graph ghi nhận thông tin.
Để chắc chắn những thông tin bạn thiết lập Schema đã chuẩn bạn nên sử dụng công cụ kiểm tra dữ liệu có cấu trúc của Google để kiểm tra lại.
2. Đăng ký Google My Business
Google My Business có thể giúp doanh nghiệp của bạn được hiển thị thương hiệu và quyền hạn trong cả Google Maps và tìm kiếm.
Tôi không dám chắc với bạn rằng việc đăng ký Google My Business sẽ được đưa vào Google Knowledge Graph hay không. Nhưng, việc cung cấp dữ liệu có cấu trúc cho Google My Business có thể làm tăng cơ hội được đưa vào Google Knowledge Graph. Bạn cần đảm bảo nhập chính xác các thông tin như: tên, địa chỉ, số điện thoại,… như trên trang web và phương tiện truyền thông xã hội của bạn.
3. Tạo một mục wikidata.org
Có một sự liên kết thú vị giữa các nền tảng như sau, Wikidata là nơi lưu trữ dữ liệu cho Wikipedia và các trang web Wikimedia khác. Còn hầu hết các dữ liệu của Google Knowledge Graph đều được thu thập từ Wikidata.
Vậy nên, nếu bạn chưa từng xuất hiện trên Wikipedia thì bạn có thể bắt đầu bằng việc tạo một mục trong wikidata. Để tạo một mục trên Wikidata cũng khá đơn giản bạn chỉ cần tuân thủ các quy tắc và chính sách là có thể tạo mục thành công.
4.Xác minh tài khoản truyền thông
Cách nhanh nhất để Google có thể nhận ra bạn đó là thông qua các trang mạng xã hội như Facebook, YouTube, Google+,…Thậm chí, nếu Google không thể tìm thấy website của bạn chỉ cần tài khoản truyền thông của bạn đã được xác định và xác minh trước đó thì bạn vẫn có thể tìm thấy sơ đồ tri thức.
Phân loại sơ đồ tri thức Knowledge Graph
Knowledge Graph sẽ giúp thương hiệu của bạn dễ dàng tiếp cận với nhiều người hơn, nhận thêm lưu lượng truy cập cho trang web. Sau đây, tôi sẽ giới thiệu cho các bạn một số loại truy vấn phổ biến hay cho kết quả là các thẻ Sơ đồ tri thức.
1. Doanh nghiệp
Google Knowledge Graph là một công cụ thật sự hữu ích cho doanh nghiệp. Sơ đồ tri thức giúp nâng cao độ nhận diện cho doanh nghiệp, từ việc hiển thị tên, linh vật, logo cho đến những thông tin tổng quan như mô tả, lĩnh vực kinh doanh, phương thức liên hệ, những sự kiện đáng chú ý và rất nhiều những kiến thức khác.
Không chỉ cung cấp thông tin liên quan những truy vấn, Google Knowledge Graph còn có thể dẫn link liên kết trực tiếp đến những trang web và kênh truyền thông của doanh nghiệp. Tùy vào loại hình doanh nghiệp, người tìm kiếm có thể duyệt sản phẩm trực tiếp thông qua Google Knowledge Graph hoặc truy cập vào website công ty.
2. Tổ chức phi lợi nhuận
Tương tự với Sơ đồ tri thức cho doanh nghiệp, sơ đồ tri thức cho Tổ chức phi lợi nhuận cũng hiển thị những thông tin nổi bật về tổ chức đó và các tổ chức có liên quan.
Hiện tại, Google Knowledge Graph đang tạo cơ hội cho các tổ chức gia tăng mức độ hiển thị, cũng như bao gồm những thông tin, đóng góp của tổ chức, những kênh truyền thông và mạng xã hội của tổ chức.
3. Những người có tầm ảnh hưởng
Khi tìm kiếm tên của những người nổi tiếng, những người có tầm ảnh hướng lớn, Google Knowledge Graph sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến họ.
Ví dụ, khi bạn truy vấn tên của 1 ca sĩ, sơ đồ tri thức sẽ hiển thị tên thật của họ (nếu họ có sử dụng biệt danh), ngày tháng năm sinh, những thành tựu họ đạt được, những album, tác phẩm họ đã trình bày và vô số những thông tin liên quan khác.
4. Doanh nghiệp địa phương
Các doanh nghiệp địa phương sẽ được nhiều lợi ích nhất từ Google Knowledge Graph. Nếu có thể tìm thấy thông tin, Google sẽ tổng hợp tất cả các yếu tố nổi bật nhất, bao gồm:
- Đánh giá phê bình.
- Website, mạng xã hội
- Thời gian làm việc
- Thông tin liên hệ (địa chỉ, số điện thoại,…)
- Sản phẩm/dịch vụ kinh doanh
- Tùy chọn đặt phòng (nếu có)
- Và hơn thế nữa.
Với sơ đồ tri thức, người tìm kiếm sẽ thấy các thông tin chính xác liên quan nhất đến doanh nghiệp mà không cần quá nhiều nỗ lực. Vì vậy đừng bỏ qua Knowledge Graph dành cho doanh nghiệp của bạn.
Tuy nhiên, để sử dụng Sơ đồ tri thức, hãy đảm bảo doanh nghiệp của bạn đã được tích hợp với Google+.
5. Phương tiện (Phim, Chương trình TV, Sách, Âm nhạc,..)
Nếu bạn muốn xem một bộ phim hoặc một tác phẩm nào đó, có lẽ bạn đã từng tìm kiếm trên Google và xem qua Sơ đồ tri thức để biết được xếp hạng, nội dung, thông tin diễn viên,… Hơn thế nữa, bạn còn có thể biết được địa điểm đặt vé xem phim hoặc địa điểm có phát hành và phân phối tác phẩm đó.
Google Knowledge Graph là một cách tuyệt vời để giúp người xem tăng mức độ nhận thức về tác phẩm cũng như là cầu nối giúp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm.
6. Thông tin dinh dưỡng
Sơ đồ tri thức còn có một tính năng đặc biệt, đó là cung cấp các thông tin dinh dưỡng về loại thực phẩm, lượng calo hàng ngày,… Bên cạnh đó, những liên kết đến công thức nấu ăn cũng được đề cập, nếu người xem đang có nhu cầu tạo kế hoạch cho bữa ăn hoặc tìm kiếm công thức, các thông tin này sẽ cực kỳ thu hút ý định tìm kiếm của người dùng.
7. Các sản phẩm
Nếu doanh nghiệp bạn kinh doanh các sản phẩm cố định, đặc biệt là những sản phẩm độc quyền, tạo nên làn sóng, thì việc xây dựng sơ đồ tri thức cho sản phẩm là việc vô cùng cần thiết. Điều này giúp tăng nhận thức về thương hiệu và tỉ lệ nhấp.
Tuy nhiên, không giống như Google Knowledge Graph của công ty, sơ đồ về sản phẩm không nhất thiết phải có vị trí chính trên trang kết quả tìm kiếm. Vì vậy bạn hãy tìm hiểu trước cách để tối ưu khả năng hiển thị.
Những đặc điểm nổi bật của Knowledge Graph
Xét một cách khái quát, sơ đồ tri thức kết hợp các đặc điểm của một số mô hình quản lý dữ liệu:
- Cơ sở dữ liệu: Dữ liệu có thể được khám phá thông qua các truy vấn có cấu trúc.
- Đồ thị: Knowledge Graph chúng có thể được phân tích như bất kỳ cấu trúc dữ liệu mạng nào khác.
- Cơ sở tri thức: Knowledge Graph mang ngữ nghĩa chính thức (Formal Semantics), có thể được sử dụng để diễn giải dữ liệu và suy ra các sự kiện mới.
Knowledge Graph được thể hiện trong RDF. Nó cung cấp Framework tốt nhất để tích hợp, hợp nhất, liên kết và sử dụng lại dữ liệu.
Các ưu điểm nổi bật:
- Tính nhanh chóng: Các tiêu chuẩn trong mạng ngữ nghĩa (Semantic Web) – RDF (S) và OWL cho phép hiển thị ứng dụng thuận lợi các loại dữ liệu và nội dung khác nhau.
- Hiệu suất: Tất cả các thông số kỹ thuật đã được chứng minh trong thực tế mang đến hiệu suất cao, cho phép quản lý hiệu quả các biểu đồ của hàng tỉ dữ kiện và thuộc tính.
- Khả năng tương tác: Có một loạt các thông số kỹ thuật cho tuần tự hóa dữ liệu, truy cập (giao thức SPARQL cho điểm cuối), quản lý (SPARQL Graph Store) và liên kết.
- Tiêu chuẩn hóa: Tất cả những điều trên được tiêu chuẩn hóa thông qua quy trình của cộng đồng W3C.
Google Knowledge Graph ảnh hưởng tới tìm kiếm và SEO như thế nào?
Google Knowledge là tiện ích mang lại lợi ích cho cả người dùng và người làm SEO. Người dùng sẽ có được các kết quả tìm kiếm phù hợp nhất, người làm SEO sẽ nhận được lưu lượng truy cập xứng đáng.
Tuy nhiên nó không hẳn là vùng đất màu mỡ, vì sau đó vẫn có một vài nhược điểm.
1. Google hiểu rõ hơn về mục đích tìm kiếm
Liên kết sẽ được dùng để đánh giá chất lượng của một trang, nhưng sẽ không đánh giá được mức độ liên quan của nó tới truy vấn tìm kiếm. Google có thể sử dụng các tín hiệu chất lượng như liên kết để trả về nội dung tốt nhất từ chỉ mục.
Tuy nhiên người dùng có nhiều cách tìm kiếm khác nhau, họ mô tả mọi thứ theo nhiều cách khác nhau. Đó là lý do vì sao Google Knowledge Graph xuất hiện, giúp việc đối sánh các từ khóa và trả về cho người tìm kết quả phù hợp nhất.
2. Tìm kiếm bằng giọng nói
Việc truy vấn bằng giọng nói sẽ được thể hiện bằng ngôn ngữ tự nhiên, điều này giúp Google tìm kiếm các kết quả liên quan nhất. Google Knowledge Graph sẽ trợ giúp việc này như thế nào? Bạn chỉ cần tìm kiếm kết quả bằng giọng nói và gõ chữ rồi so sánh là sẽ thấy sự khác biệt.
3. Khả năng hiển thị thương hiệu và quyền hạn nhiều hơn
Google hiển thị dữ liệu Google Knowledge Graph trong các tính năng SERP như Knowledge Panels và Knowledge Cards.
Nếu bạn đưa thương hiệu của mình vào Google Knowledge Graph bạn sẽ hưởng được nhiều lợi về không gian. Khả năng hiển thị và thậm chí có thể có được sự tin tưởng từ những người tìm kiếm trên SERP.
Với những truy vấn không có thương hiệu, thương hiệu của bạn vẫn có khả năng được hiển thị.
4. Ít nhấp chuột hơn vào kết quả tìm kiếm
Khi Google Knowledge Graph làm tốt nhiệm vụ của nó, đưa ra các kết quả hữu ích, đồng nghĩa các liên kết hiển thị trên bảng kết quả sẽ có khả năng ít được click vào hơn. Đây sẽ là vấn đề của những người làm SEO, khi người dùng không nhấp vào kết quả tìm kiếm, nghĩa là Organic Traffic bằng 0 ngay cả khi bạn xếp hạng đầu tiên.
Quy trình hình thành Google Knowledge Graph
Tùy thuộc vào truy vấn, cụm từ tìm kiếm mà có nhiều kích hoạt Knowledge Graph của Google. Nó có thể được hiển thị cả trong kết quả tìm kiếm trên máy tính để bàn hoặc trên thiết bị di động.
Bằng cách xuất bản dữ liệu có cấu trúc, bạn đang cung cấp thông tin mà Google cần để cung cấp câu trả lời thay vì Blue Link.
Dữ liệu có cấu trúc được chia sẻ với các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội để điều hành hoạt động kinh doanh. Hơn thế nữa, nó còn được lưu trữ và xuất bản trong Knowledge Graph của doanh nghiệp để giúp phát triển kênh người dùng. Đồng thời điều này giúp tập hợp thông tin có cấu trúc và không có cấu trúc để thúc đẩy trải nghiệm người dùng trên các kênh của doanh nghiệp.
Kết quả Knowledge Graph có giống như Rich result không?
Google phân biệt giữa các kết quả của Sơ đồ tri thức và các loại kết quả tìm kiếm khác, nhưng họ thừa nhận rằng, rất khó để phân biệt trực quan giữa Rich result (kết quả phong phú) và kết quả của Sơ đồ tri thức.
Cả hai loại kết quả đều sử dụng kiểu dáng, hình ảnh và các tính năng khác để cung cấp nhiều thông tin cho các truy vấn cụ thể, ví dụ.
Sự khác biệt chính giữa kết quả Sơ đồ tri thức và kết quả phong phú là mức độ kiểm soát bạn có đối với nội dung. Mặc dù bạn thường không có nhiều quyền kiểm soát đối với các kết quả phong phú, bạn có thể đề xuất các thay đổi đối với Sơ đồ tri thức, đặc biệt là khi nó liên quan đến nhận dạng và thông tin thương hiệu của bạn.
Điều đáng chú ý là Sơ đồ tri thức cũng giúp xác định kết quả nào được liên kết với nhau trong băng chuyền (carousels). Tuy nhiên, vì kết quả băng chuyền hiện bị giới hạn ở các truy vấn thông tin, phi thương mại và vì chúng không thể hiện lưu lượng truy cập trực tiếp hoặc lợi thế SEO, chúng tôi sẽ không tập trung vào tối ưu hóa băng chuyền trong bài viết này.
Thay vào đó, chúng tôi sẽ tập trung hoàn toàn vào cách bạn có thể tận dụng và ảnh hưởng đến nội dung thẻ Sơ đồ tri thức.
Lời kết
Knowledge Graph là mảnh ghép không thể tách rời nếu ban muốn một sự tìm kiếm mượt mà trên Google. Nó giúp bạn nhiều phương pháp mới và đầy sáng tạo các thông tin được công cụ tìm kiếm hiển thị. Đính kèm các thông tin liên quan của bạn là mấu chốt, và nó sẽ càng cần thiết nếu như bạn lại là một nhà doanh nghiệp.
Hy vọng với những thông tin bổ ích trên đây là SEO Web Ngọc Thắng chia sẻ với bạn đọc sẽ giúp bạn hiểu hơn và tạo cho website của mình một Knowledge Graph. Ngoài ra nếu bạn đang có nhu cầu tối ưu trang web để cải thiện thứ hạng tìm kiếm thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi.
Hiện nay Ngọc Thắng đang cung cấp dịch vụ về website từ xây dựng, thiết kế web đến các dịch vụ SEO tổng thể và SEO từ khóa chuyên nghiệp và hiệu quả đã được rất nhiều khách hàng sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về các thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên hay bạn đang tìm kiếm một dịch vụ webiste uy tín thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!
Với nhiều năm kinh nghiệm cũng như được khách hàng đánh giá cao, Ngọc Thắng tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ website hàng đầu hiện nay.
Đại chỉ: Số 07 Ngách 2, Ngõ 121 Trần Phú, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài: 1900 89 21
Hotline: 098 148 1368
MST: 0107994795
Email: lienhe@ngocthang.vn
Website: https://ngocthang.net/
Tôi là Trần Đức Thắng, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công Ty Ngọc Thắng. Tôi phát triển với nền tảng thiết kế website, SEO và Inbound Marketing. Hiện nay Ngọc Thắng cung cấp dịch vụ thiết kế website, SEO, quảng cáo Google Ads… Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án những năm qua, đội ngũ của Ngọc Thắng không ngừng nỗ lực mang đến những dịch vụ tốt với chi phí thấp nhất cho quý khách hàng.!