Sitemap là gì? Đó là một phần quan trọng trong việc tối ưu hóa SEO Technical cho bất kỳ trang web nào. Đây là một vũ khí hiệu quả giúp các bạn SEO hiệu quả hơn. Nếu bạn sở hữu một website wordpress và mỗi khi Google index bạn cảm thấy rất lâu hoặc không thể index thì rất có thể website của bạn thiếu sitemap rồi đó. Vậy làm thế nào để tạo Sitemap cho Website wordpress? Cùng Ngọc Thắng khám phá xem sitemap là gì và cách tạo Sitemap tối ưu SEO chuẩn nhất nhé!
Sitemap là gì?
MỤC LỤC
Sitemap (sơ đồ Website) là một tệp liệt kê chứa đựng thông tin các trang và tệp khác trên Website. Sơ đồ này giúp các công cụ tìm kiếm tìm thấy, thu thập dữ liệu và lập chỉ mục (Index) nội dung trang Web của bạn.
Về cấu trúc: Có 2 loại Sitemap, đó là XML (dành cho bot công cụ tìm kiếm) và HTML (hiển thị thông tin để người dùng dễ truy cập trên web), cùng một số loại Sitemap khác. Bạn nên sử dụng cả 2 Sitemap này cho Search Engine và người dùng.
Ngoài ra, Sitemap còn giúp các công cụ tìm kiếm xác định những trang quan trọng trong các bản đồ website của bạn. Từ đó chức năng đưa ra các kết quả tìm kiếm thông minh hơn rất nhiều.
Cách tạo sitemap cho website wordpress
Nếu bạn dùng wordpress thì đơn giản là sử dụng Plugin Google XML Sitemaps. Nếu không, hãy theo dõi kỹ nội dung dưới đây:
1. Cách làm sitemap bằng tay
Google có thể chấp nhận Sitemap trong một số định dạng, nhưng chúng tôi khuyên bạn nên làm Sitemap dựa trên giao thức Sitemap bởi vì cùng một định dạng có thể được hầu hết các công cụ tìm kiếm khác như Bing và Yahoo chấp nhận ( Những công cụ là thành viên của sitemaps.org).
Ví dụ: Sitemap website cho một URL bao gồm hình ảnh và video:
<?xml version=”1.0″ encoding=”UTF-8″?>
<urlset
xmlns=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap/0.9″
xmlns:image=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap-image/1.1″
xmlns:video=”http://www.sitemaps.org/schemas/sitemap-video/1.1″>
<url>
<loc>http://www.example.com/foo.html</loc>
<image:image>
<image:loc>http://example.com/image.jpg</image:loc>
</image:image>
<video:video>
<video:content_loc>http://www.example.com/video123.flv</video:content_loc>
<video:player_loc allow_embed=”yes”
autoplay=”ap=1″>http://www.example.com/videoplayer.swf?
video=123</video:player_loc>
<video:thumbnail_loc>http://www.example.com/thumbs/123.jpg</video:thumbnail_loc>
<video:title>Grilling steaks for summer</video:title>
<video:description>Get perfectly done steaks every time</video:description>
</video:video>
</url>
</urlset>
Bạn có thể làm Sitemap của bạn bằng tay hoặc công cụ của bên thứ ba. Ngoài định dạng tiêu chuẩn nêu trên, Google cũng chấp nhận một số định dạng sau:
– RSS, mRSS và Atom 1.0 : Google chấp nhận RSS (Real Simple Syndication) 2.0 và Atom 1.0 nguồn cấp dữ liệu . Nếu bạn có một blog với một nguồn cấp dữ liệu RSS hoặc Atom, bạn gửi URL của nguồn cấp dữ liệu như một Sitemap. Hầu hết Blog đều có nguồn cấp dữ liệu.
Lưu ý rằng nguồn cấp dữ liệu chỉ có thể cung cấp thông tin trên các URL gần đây. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng một mRSS (phương tiện truyền thông RSS) Feed để cung cấp cho Google với các chi tiết về nội dung video trên trang web của bạn.
– Tập tin văn bản : Sitemap cơ bản (Sitemap bao gồm chỉ URL trang web, chứ không phải hình ảnh, video, hoặc các dữ liệu specalized khác), bạn có thể cung cấp cho Google với một tập tin văn bản đơn giản có chứa một URL trên mỗi dòng.
Ví dụ:
- http://www.example.com/file1.html
- http://www.example.com/file2.html
2. Tạo Sitemap online bằng công cụ của bên thứ 3
Theo giới thiệu của Google bạn follow link sau:
< http://code.google.com/p/sitemapgenerators/wiki/SitemapGenerators >
Công cụ miễn phí mà Ngọc Thắng hay dùng là http://www.xml-sitemaps.com/
Tuy nhiên nó chỉ craw được tối đa 500 link, nếu website của bạn nhiều hơn 500 link thì cần mua bộ công cụ. Nếu không muốn mua thì liên hệ Ngọc Thắng để được share.
3. Để tạo sitemap online cho wordpress
WordPress có khá nhiều plugin hỗ trợ cho việc tạo sitemap xml. Bạn chỉ cần cài đặt plugin vào là mặc định đã có sitemap rồi. SEONGON sẽ chỉ cho bạn Một vài plugin phổ biến nhất để cài sitemap:
- YoastSEO
- Google XML sitemap
Các loại Sitemap
Sau khi hướng dẫn xong bạn đọc về cách tạo Sitemap cho Website wordpress, Ngọc Thắng sẽ cung cấp thêm cho bạn một số thông tin về chúng để bạn có thể hiểu rõ hơn:
Có 2 cách thường được dùng để phân biệt các loại Sitemap khác nhau:
1. Phân loại theo cấu trúc
Theo cấu trúc thì có 2 loại Sitemap: XML và HTML.
XML Sitemap: được tạo ra để giúp bot công cụ tìm kiếm crawl website dễ dàng, nhanh chóng.
HTML Sitemap: được tạo ra để giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm, truy cập vào các tài nguyên trên website nhờ sự thân thiện, tiện lợi trong lối thiết kế giao diện. Bạn có thể cải thiện thứ hạng website bằng cách tối ưu trải nghiệm người dùng (User Experience) trên trang HTML Sitemap.
Vậy bạn nên dùng XML hay HTML Sitemap? Câu hỏi này gây khá nhiều tranh cãi, nhưng câu trả lời chính xác là sử dụng cả 2. Vì SEO cần dung hoà giữa 2 bên: người dùng và bot công cụ tìm kiếm. Vì vậy, sử dụng cả 2 loại Sitemap trên là cách tốt nhất bạn cần làm.
2. Phân loại theo định dạng
Theo định dạng thì Sitemap có 4 loại chính như sau:
Image Sitemap: Image Sitemap chứa đựng những thông tin liên quan đến hình ảnh được lưu trữ trên các website. Sử dụng Sitemap này để tối ưu hóa khả năng trả kết quả bằng hình ảnh của Google.
Video Sitemap: Đây là dạng sơ đồ chứa những thông tin tổng hợp, liên quan đến những video nằm trong website của bạn. Google sẽ cần dạng Sitemap này để thu thập những dữ liệu mà cách tổng hợp bình thường không đáp ứng được.
News Sitemap: Sitemap này cho phép bạn kiểm soát nội dung gửi đến Google News. Sơ đồ tin tức này sẽ giúp Google News tìm thấy nội dung mới trong website của bạn nhanh chóng hơn.
Mobile Sitemap: Loại Sitemap này chỉ thực sự cần thiết khi website bạn có những trang hiển thị trên thiết bị di động. Theo John Muller, dù bạn có tạo Mobile Sitemap thì nó cũng không giúp tăng điểm Mobile-Friendly cho website của bạn.
Ngoài ra còn có các loại Site maps như: Sitemap Index, Sitemap-category.xml, Sitemap-products.xml, Sitemap-articles.xml, Sitemap-tags.xml,..
Lợi ích của việc tạo Sitemap cho Website wordpress
Với bất kỳ website nào cũng cần một sitemap đặc biệt là website wordpress do đây là mã nguồn được rất nhiều cá nhân và doanh nghiệp dùng để tạo website. Chính vì thế nếu bạn chưa hiểu tạo site cho website wordpress để làm gì thì hãy đọc những lợi ích dưới đây.
1. Rút ngắn thời gian Google index
Mỗi bài viết bạn tải lên website sẽ đính kèm một URL như địa chỉ của bài viết đó trên web. Nếu muốn bài viết xuất hiện trên Google bạn phải thông qua bước “Google index” nghĩa là con Bot của Google sẽ truy cập vào bài viết đó và đánh giá xem có đúng luật google hay không, nếu đáp ứng được luật thì bài viết mới có thể xuất hiện và leo top trên Google.
Tuy nhiên để đến được bài viết Googlebot phải đi một đường rất dài, nó đi từ Google > trang chủ > trang tin tức > trang chuyên mục > rồi cuối cùng mới là bài viết. Quãng đường này chính là sitemap, là bản đồ chỉ dẫn cho bot. Vì vậy nếu bạn tạo một sitemap rõ ràng, dễ hiểu thì Googlebot sẽ đi nhanh hơn, không lạc đường và từ đó thu thập dữ liệu chính xác để index bài viết nhanh hơn.
2. Sitemap giúp tìm ra các lỗi trên site
Ngoài công dụng giúp Google bot thu thập dữ liệu nhanh sitemap còn giúp phát hiện những lỗi phát sinh trên site. Đó là khi Bot của Google bị “tắc đường” và không thể đi đến URL chính nó sẽ gửi các thông báo thông qua Google Search Console
3. Sitemap giúp cập nhật dữ liệu website trên Google
Tất cả những thông tin hiển thị trên website đều được công khai trên Google chính vì vậy khi có thay đổi về cập nhật hay bất cứ vấn đề gì trên web thì sitemap cũng sẽ đổi. Khi đó Google tự nhận ra các thay đổi mà bạn không cần khai báo sau mỗi lần cập nhật.
Hiểu đơn giản Google là một cánh rừng với rất nhiều cây, mỗi cây là một website và khi mỗi cây đẻ nhánh bằng việc thêm các URL thì với sitemap, Google sẽ tự động nhận thức được các “nhánh” mới này.
Với các website wordpress mới chưa nhận được backlink đến từ các trang web lớn khác thì Google sẽ rất khó để biết đến trang web, chính vì thế nếu không có cả sitemap thì thực sự bạn sẽ rất tốn công sức và thời gian để có thể SEO website hay bài viết thành công.
4. Sitemap giúp người làm SEO dễ dàng dẫn link đến các bài viết
Sitemap chính là một bản đồ hay danh sách chứa tất cả các link trang và link bài viết, vì thế khi viết bài mà muốn dẫn các link nội bộ về bài viết hay trang trên website bạn có thể copy trực tiếp các URL từ sitemap này mà không cần tốn thời gian tìm kiếm giữa cả trăm nghìn URL có trên web.
Hơn nữa việc có thêm sitemap cũng không hề ảnh hưởng đến chất lượng hay thứ hạng của trang. Chính vì vậy nếu website của bạn chưa có sitemap thì hãy tạo sitemap cho website theo hướng dẫn sau đây.
Lưu ý khi tạo sitemap cho website wordpress
- Sitemap là một tập tin và nó không thể vượt quá 50MB tương đương với 50.000 URL, chính vì thế nếu website của bạn có quá nhiều link của các trang thì hãy chia nhỏ website thành nhiều sitemap khác nhau. Việc này giúp máy chủ chứa website của bạn không bị quá tải và Googlebot cũng dễ đi hơn.
- URL liệt kê trong sitemap không được chứa ID
- URL của sitemap cần được mã hóa để dễ đọc với các server web, tốt nhất là mã hóa UTF8
- Mỗi URL trong sitemap là luôn phải duy nhất để tiện lợi cho việc index.
Những trang nào cần XML Sitemap?
Trong tài liệu của google, ông lớn này tiết lộ rằng XML Sitemap rất có lợi cho những trang web:
- Lớn hoặc rất lớn
- Có kho lưu trữ lớn
- Chỉ có vài liên kết ngoài
- Sử dụng nội dung đa phương tiện phong phú: hình ảnh, video,…
Trong thực tế, những loại trang web này chắc chắn sẽ hưởng được những lợi ích rất lớn từ XML Sitemap. Nhưng điều đó không có nghĩa là những trang web khác sẽ không có lợi ích khi áp dụng loại sơ đồ này.
Mỗi trang web đều cần Google để có thể dễ dàng được hiển thị lên trang kết quả tìm kiếm. Thông qua Sitemap, Google sẽ có thể tìm thấy các trang quan trọng và biết được khi nào chúng được cập nhật lần cuối.
Vậy trang nào cần dùng XML Sitemap?
Bạn dùng cách nào để quyết định những trang nào được đưa vào XML Sitemap?
Hãy bắt đầu bằng cách suy nghĩ về mức độ liên quan của URL cụ thể: Khi khách truy cập đến URL này, thì nó có cho ra kết quả bạn mong muốn không? Bạn có muốn khách truy cập vào URL này không?
Nếu không, bạn hẳn sẽ không muốn nó trong XML Sitemap của mình. Một tips nhỏ ở đây, nếu bạn không muốn URL hiển thị trong kết quả tìm kiếm, hãy thêm tag ‘noindex, follow’. Điều này sẽ ngăn Google lập chỉ mục URL đó.
Mẹo tối ưu sitemap website giúp thúc đẩy SEO hiệu quả
Tạo Sitemap cho Website wordpress là một phần quan trọng của việc tối ưu hóa bất kỳ trang web nào. Vậy làm cách nào để tối ưu Sitemap? Hãy cùng tìm hiểu 13 Mẹo tối ưu Sitemap website thúc đẩy SEO dưới đây:
1. Khai báo Sitemap của bạn đến Google
Cũng giống như Submit URL, Sitemap có thể được khai báo đến Google thông qua Google Search Console. Từ giao diện chính, bạn chọn Crawl > Sitemaps > Add Test Sitemap
Hãy nhớ kiểm tra Sitemap của bạn và xem kết quả trước khi bạn nhấp vào nút Submit Sitemap nhé. Mục đích của việc này nhằm kiểm tra các lỗi có thể có. Chúng sẽ ảnh hưởng đến việc Google lập chỉ mục những trang đích.
Thông thường, tất cả người dùng đều muốn những trang được gửi đi đều được lập chỉ mục. Tuy nhiên không phải tất cả đều sẽ được Google thông qua.
Việc gửi Sitemap sẽ cho Google biết những trang mà bạn cho là chất lượng cao và đáng được lập chỉ mục. Nhưng điều đó không đảm bảo rằng chúng sẽ được Google lập chỉ mục.
Thay vào đó, lợi ích của việc gửi sơ đồ trang web của bạn là:
- Giúp Google hiểu cách trình bày trang web của bạn.
- Phát hiện các lỗi bạn có thể sửa, nhằm đảm bảo các trang của bạn được lập chỉ mục đúng cách.
2. Ưu tiên các trang chất lượng cao trong Sitemap
Chất lượng website là một yếu tố quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến xếp hạng kết quả tìm kiếm của Google. Vì thế, nếu Sitemap của bạn có quá nhiều trang chất lượng không ổn định, nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ website.
Từ đó, các công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá website của bạn có chất lượng thấp. Vì thế, hãy cố gắng hướng bots đến những trang quan trọng nhất của website. Những trang này nên có những đặc điểm như sau:
- Tối ưu hóa cao
- Chứa hình ảnh hoặc video
- Có nội dung chuyên biệt
- Có sự tham gia của người dùng thông qua: nhận xét hoặc đánh giá (reviews)
3. Các vấn đề về lập chỉ mục
Như đã nói ở phần trước, google không lập chỉ mục tất cả những trang mà bạn đặt trong Sitemap. Trước đây, Google Search Console thậm chí không thông báo cho bạn những trang có vấn đề khi lập chỉ mục.
Ví dụ: nếu bạn gửi 20.000 trang và chỉ có 15.000 trang trong số đó được lập chỉ mục, bạn sẽ không được biết 5.000 “trang có vấn đề” là trang nào và vấn đề là gì.
Vào thời điểm đó, các nhà quản lý đã phải chia nhỏ những trang này vào những Sitemap khác nhau để thử nghiệm. Sau đó loại bỏ những URL không được lập chỉ mục để website của bạn được Google đánh giá cao.
Tuy nhiên, đó chỉ là quá khứ, hiện tại Google Search Console đã update Index Coverage. Các URL bị lỗi sẽ được Google liệt kê ra.
4. Hãy đặt phiên bản canonical của URL trong Sitemap
Nếu website của bạn có nhiều trang rất giống nhau, chẳng hạn như các trang sản phẩm có màu khác nhau (trong 1 sản phẩm). Bạn có thể sử dụng tag ‘link rel=canonical’ để Google biết trang nào là trang ‘chính’.
Khi đặt phiên bản canonical trong Sitemap, bạn sẽ giúp bots tìm thấy trang chính dễ dàng hơn. Từ đó Google có thể thu thập và lập chỉ mục nhanh hơn.
5. Sử dụng tag Robots Meta thay vì Robots.txt
Như đã nói ở phần trên, nếu bạn muốn loại một trang ra khỏi danh sách lập chỉ mục, bạn có quyền sử dụng tag ‘noindex,follow’. Tag này còn được gọi là meta robots
Việc đặt tag sẽ giúp URL không rơi vào danh sách lập chỉ mục. Nhưng vẫn được bảo toàn giá trị liên kết. Việc này đặc biệt hữu ích cho các trang tiện ích của website: tuy quan trọng nhưng không nên hiển thị trong kết quả tìm kiếm.
Bạn chỉ nên sử dụng robots.txt khi muốn chặn hẳn một số trang không quan trọng nhằm giảm thiểu hao hụt khi bạn hết ngân sách.
Trong trường hợp khác, khi bạn nhận thấy rằng Google đang thu thập lại dữ liệu và lập chỉ mục các trang tương đối không quan trọng (ví dụ: các trang sản phẩm riêng lẻ) bằng chi phí của các trang chính, bạn có thể suy nghĩ đến việc sử dụng robots.txt.
6. Sử dụng plugin tool để tạo Sitemap cho Website wordpress một cách tự động
Tạo Sitemap sẽ rất dễ dàng khi bạn có các công cụ phù hợp. Như đã nói ở phần tạo Sitemap, chúng ta có thể sử dụng các phần mềm hoặc plugin như Google XML Sitemaps, Yoast SEO để tạo Sitemap nhanh chóng.
Ngoài ra, bạn có thể tạo sơ đồ trang theo cách thủ công bằng cách làm theo cấu trúc mã Sitemap XML. Thực tế cho thấy, Sitemap của bạn không cần phải ở định dạng XML. Bạn có thể sử dụng tệp văn bản bình thường và phân chia mỗi URL theo từng dòng là đủ.
Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải tạo một XML Sitemap hoàn chỉnh nếu bạn muốn triển khai thuộc tính hreflang. Nghe khá rắc rối đúng không?
Vì vậy, nếu bạn là người mới, hãy sử dụng công cụ tạo Sitemap tự động để thực hiện những công việc này. Như vậy sẽ tiết kiệm được kha khá thời gian và công sức của bạn đấy.
7. Không được đưa URL ‘noindex’ vào Sitemap
Khi bạn đã không muốn bots thu thập và lập chỉ mục một URL nào đó, tốt nhất bạn nên bỏ nó khỏi Sitemap.
Việc bạn đặt cả những trang không quan trọng vào cùng chỗ với những trang quan trọng sẽ thể hiện sự thiếu nhất quán.
Hãy chỉ đặt những URL mà bạn muốn lập chỉ mục vào Sitemap thôi nhé.
8. Tạo XML Sitemap động cho những trang web lớn
Việc kiểm soát từng URL trong Sitemap của những website lớn là hoàn toàn không thể. Thay vào đó, bạn nên thiết lập những quy tắc để xác định khi nào một trang sẽ được đưa vào XML Sitemap hoặc thay đổi từ ‘noindex’ sang “index, follow.”
Bạn có thể tìm một tool thích hợp để tạo XML Sitemap động một cách nhanh chóng.
9. Sử dụng XML Sitemap và RSS/Atom Feeds
RSS/Atom feeds là một dạng XML, nó tạo ra kênh tóm tắt thông tin.
RSS có vai trò thông báo đến những công cụ tìm kiếm mỗi khi trang của bạn cập nhật hoặc có thêm nội dung mới. Từ đó, Google hay Bing sẽ luôn giữ những thông tin mới nhất từ website của bạn.
Google khuyến nghị sử dụng cả Sitemap và RSS / Atom Feeds để giúp các công cụ tìm kiếm hiểu những trang nào nên được lập chỉ mục và cập nhật.
Bằng cách chỉ đưa nội dung cập nhật mới nhất vào RSS / Atom Feeds, bạn sẽ giúp việc tìm kiếm nội dung mới dễ dàng hơn rất nhiều cho cả công cụ tìm kiếm và khách truy cập.
10. Chỉ cập nhật thời gian sửa đổi khi có thay đổi quan trọng
Đừng cố lừa bots lập chỉ mục lại các trang bằng chức năng cập nhật thời gian sửa đổi mà không thực sự tạo ra thay đổi quan trọng nào.
Google có thể xóa hoàn toàn ngày đăng tải của bạn nếu họ phát hiện những trang trong website được cập nhật liên tục mà không xuất hiện thêm giá trị mới nào.
Vì thế, hãy chỉ cập nhật thời gian sửa đổi khi bạn thực sự tạo ra những thay đổi cho những trang này nhé.
11. Đừng quá lo lắng về cài đặt ưu tiên
Một số Sitemap sẽ có cột Priority (cài đặt ưu tiên). Chúng có chức năng báo cho bots biết trang nào là quan trọng nhất. Tuy nhiên, khả năng hoạt động của tính năng này vẫn chưa được chứng thực
Thực tế, một số người sử dụng đã đăng tải trên Twitter rằng Google bot đã bỏ qua những ‘ưu tiên’ này khi thu thập thông tin.
12. Giữ kích thước file nhỏ nhất có thể
Kích thước Sitemap càng nhỏ, áp lực lên máy chủ sẽ càng ít hơn.
Mặc dù Google và Bing đều tăng kích thước file Sitemap tối đa cho webite từ 10 MB lên 50 MB vào năm 2016. Nhưng bạn vẫn nên giữ cho Sitemap của mình gọn gàng nhất có thể để ưu tiên các trang đích chính của mình.
13. Tạo nhiều Sitemap nếu website chứa hơn 50.000 URL
Mỗi bản đồ Sitemap chỉ có thể chứa tối đa 50.000 URL.
Con số này là quá đủ cho hầu hết các website ở Việt Nam. Tuy nhiên nếu website của bạn có URL nhiều hơn con số này thì cũng đừng lo lắng. Bạn hoàn toàn có thể tạo thêm Sitemap khác nhau để chứa những URL này nhé.
Lời kết
Ở bài viết trên Ngọc Thắng đã chỉ rõ sitemap là gì cũng như hướng dẫn cách tạo sitemap cho website wordpress. Bên cạnh đó là các lưu ý liên quan đến việc tạo và khai báo sitemap với Google. Đây là việc đơn giản nhưng vô cùng hữu ích với dân SEO và các webmaster nếu muốn quản trị web. Chính vì vậy mọi người nên lưu bài viết lại để áp dụng khi muốn tạo sitemap cho website nhé!
Hiện nay Ngọc Thắng đang cung cấp dịch vụ về website từ xây dựng, thiết kế web để các dịch vụ SEO tổng thể và SEO từ khóa chuyên nghiệp và hiệu quả đã được rất nhiều khách hàng sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về các thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên hay bạn đang tìm kiếm một dịch vụ webiste uy tín thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!
Với nhiều năm kinh nghiệm cũng như được khách hàng đánh giá cao, Ngọc Thắng tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ website hàng đầu hiện nay.
Đại chỉ: Số 07 Ngách 2, Ngõ 121 Trần Phú, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài: 1900 89 21
Hotline: 098 148 1368
MST: 0107994795
Email: lienhe@ngocthang.vn
Website: https://ngocthang.net/
Tôi là Trần Đức Thắng, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công Ty Ngọc Thắng. Tôi phát triển với nền tảng thiết kế website, SEO và Inbound Marketing. Hiện nay Ngọc Thắng cung cấp dịch vụ thiết kế website, SEO, quảng cáo Google Ads… Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án những năm qua, đội ngũ của Ngọc Thắng không ngừng nỗ lực mang đến những dịch vụ tốt với chi phí thấp nhất cho quý khách hàng.!