Tôi từng được nghe một câu nói rất hay: “Nếu bạn muốn xây dựng khán giả cho mình, bạn sẽ phải thông minh hơn với nội dung của mình.” Hãy tưởng tượng rằng bất kì một nội dung nào bạn đăng tải lên đều có thể giúp bạn kéo hàng ngàn traffic tới bài viết đồng thời giữ họ được lâu trong bài viết của mình.
Nếu như những bài viết chuẩn seo và bán hàng của bạn đều được đọc từng câu chữ cũng như được thu hút ngay từ những con chữ đầu tiên thì vào cuối bài, họ có thể sẽ trở thành khách hàng của bạn, hay thậm chí trở thành một khách hàng thường xuyên và hay ghé thăm nội dung của bạn.
Một trong những thách thức lớn nhất mà các nhà tiếp thị nội dung phải đối mặt là viết nội dung được tối ưu hóa cho các công cụ tìm kiếm, nhưng đồng thời cũng sẽ thu hút mọi người. Nhưng làm cách nào để bạn tạo nội dung đáp ứng các mục tiêu đó? Làm cách nào để tạo nội dung xếp hạng tốt với Google và thuyết phục mọi người? Đừng lo lắng nếu bạn không có khả năng như một nhà viết quảng cáo SEO đắt tiền. Bạn có thể làm điều này sau các quy tắc đơn giản.
1. Tạo URL thân thiện với SEO
MỤC LỤC
Nếu bạn đang sử dụng CMS như WordPress, nó sẽ tự động tạo URL bằng tiêu đề bài đăng của bạn. Mặc dù theo mặc định, WordPress tạo URL thân thiện với SEO (miễn là bạn đã thay đổi cài đặt URL mặc định trong WordPress), đôi khi nó có thể quá dài. Tạo sự nhất quán giữa những gì URL của bạn đọc và tiêu đề trang của bạn nó có thể giúp thứ hạng của bạn tăng trong công cụ tìm kiếm. Việc này giúp các công cụ tìm kiếm lập chỉ mục trang web của bạn, đồng thời nó cũng xây dựng thương hiệu với đối tượng của bạn.
URL thân thiện với bộ máy tìm kiếm có các đặc điểm như sau:
- Phải mô tả được ý nghĩa hàm ý của nội dung bài viết
- Mỗi từ trong URL cách nhau bởi dấu gạch ngang “-”
- URL không nên quá dài và không để những từ không cần thiết.
Bằng cách này, công cụ tìm kiếm như Google tìm thấy mọi thứ cần tìm về bài đăng của bạn.
-> Xem ngay dịch vụ thiết kế website wordpress tại Ngọc Thắng
2. Tiêu đề bài viết
Việc viết thẻ tiêu đề cũng như việc bạn khai báo với Google nội dung chính của website, bài viết của bạn là gì, ngoài ra khách hàng tìm kiếm từ google hầu như ai cũng sẽ nhìn qua tiêu đề được hiển thị trên kết quả tìm kiếm trước khi click vào các trang web để xem thẻ tiêu đề đó có đúng với nội dung họ muốn tìm kiếm hay không. Vì vậy việc viết 1 thẻ tiêu đề tốt không những có lợi cho SEO mà còn nâng cao được tỉ lệ nhấp chuột vào trang web của bạn.
Bạn hãy để ý các trang web lên top google, sẽ rất ít bạn thấy những trang có tiêu đề ngắn, và việc đặt tiêu đề ngắn cũng không tối ưu hóa hết tác dụng của tiêu đề, ngoài từ khóa cần SEO, nên cho thêm 1 số từ bao trùm nội dung của trang web, mang tính mời gọi,…
Tiêu đề cũng không nên quá dài, khoảng dưới 70 ký tự (khuyên dùng 50-60 ký tự), vì nếu dài hơn thì khi hiển thị kết quả lên google, những từ phía sau sẽ không hiển thị được, sẽ xuất hiện dấu ba chấm (…) ở phía sau :
Như ở trên tiêu đề bài viết dài sẽ xuất hiện dấu 3 chấm ở cuối câu. Không hiệ n nội dung tiêu đề và mất thẩm mỹ.
Sử dụng từ khóa trong tiêu đề : Thẻ tiêu đề là 1 yếu tố khá quan trọng khi SEO onpage, nếu không có từ khóa ở tiêu đề thì bạn gần như là đang bỏ lỡ 1 điều rất to lớn khi SEO. Và nên để từ khóa ngay đầu tiêu đề cũng là 1 lợi thế cho SEO cũng như tăng khả năng người dùng bấm vào khi họ tìm kiếm từ khóa đó hơn. Lưu ý là chỉ sử dụng từ khóa 1 lần, không spam từ khóa.
Ngoài ra bạn cần lưu ý: Tiêu đề trên mỗi trang, bài viết của website của bạn là riêng biệt, không trùng nhau, nội dung tiêu đề cần mang tính mời gọi, thêm tên thương hiệu vào cuối tiêu đề.
3. Cách xây dựng nội dung bài viết
Phần chính của bài viết.
Phần chính của bài viết phải đáp ứng được 1 trong ba yếu tố quan trọng khi xây dựng content cho website đó chính là: giải quyết vấn đề, cung cấp thông tin, mang tính giải trí vì nếu bài viết của bạn không làm hài lòng độc giả thì họ sẽ xác định website của bạn không hữu ích, điều đó đồng nghĩa với việc họ sẽ không truy cập vào những lần kế tiếp. Độ dài của bài viết cũng được khuyến nghị từ 300 đến 3000 từ, điều này không chỉ có ích đối với người dùng mà đây cũng là một trong những tiêu chí đo lường độ chất lượng của bài viết từ bot google.
Tối ưu thẻ Heading của bài viết
Thẻ Heading giống như những đoạn chỉ mục đánh dấu những nội dung quan trọng trong bài viết của bạn. Nó được ví như những tiêu đề của từng ý trong bài viết.
- Thẻ H1: Trong các lập trình web, thẻ H1 được mặc định cho phần tiêu đề bài viết.
- Thẻ H2: Các ý chính phát triển nội dung cho bài viết.
- Thẻ H3: Diễn giải cho các ý chính H2
- Thẻ H4, H5, H6….
Để làm rõ hơn về cấu trúc các thẻ tôi đưa ra một ví dụ cụ thể với bài viết tôi đã Publish. Ở tiêu đề chính của bài viết bạn nên để thẻ Heading 2 và in đậm thẻ như bên dưới.
Thẻ H3 và H4 được sử dụng như những sub-heading giúp phân cấp đề mục. Ví dụ khi bạn liệt kê danh sách hoặc triển khai nội dung như bên dưới.
Vì các thẻ heading là các thẻ quan trọng, chúng giúp người dùng có cái nhìn tổng quan về đoạn mà họ sẽ cần phải tập chung hay bỏ qua, đó là trong bài viết, còn với máy tìm kiếm, các thẻ heading nên có chứa từ khóa vì nó cho chúng nhìn thấy cái tổng quan mà bạn đang chuẩn bị nói tới !
4. Trang chuyên mục (Categories)
Trang chuyên mục cho phép bạn nhóm các bài viết khác nhau lại với nhau. Nó giống như trang blog chính của bạn nhưng nó chỉ hiển thị các bài đăng từ một thể loại cụ thể. Trong các trang web của công ty, các trang chuyên mục chủ yếu được sử dụng để giúp người dùng điều hướng một trang web và tìm thấy những gì họ đang tìm kiếm nhanh hơn và dễ dàng hơn.
Trong các trường hợp như khi bạn có một trang web thương mại điện tử, trang web dịch vụ hoặc thậm chí trang web du lịch, các trang chuyên mục có thể phục vụ như các trang đích và cũng rất quan trọng đối với SEO.
Hướng dẫn tạo chuyên mục (category)
Đầu tiên bạn di chuột vào Posts kích chọn Categories. Trang quản trị sẽ chuyển sang giao diện như bên dưới.
Trong đó:
- Name: Tên của chuyên mục. Nó sẽ hiển thị khi bạn viết bài để phân loại.
- Slug: Danh từ chỉ tên định danh của một category, thể hiện dưới dạng dãy ký tự chữ thường, không chứa ký tự đặc biệt và được cách nhau bởi một ký tự dấu gạch ngang (-). Bình thường thì URL chuyên mục sẽ có dạng http://domain.com/category/ten-chuyen-muc/ nhưng nếu không thích bạn có thể loại bỏ “category” ra khỏi URL một cách dễ dàng.
- Parent: Là lựa chọn chuyên mục mẹ và chuyên mục con. Nếu bạn muốn một chuyên mục là chuyên mục mẹ hoặc không muốn nó là chuyên mục con của chuyên mục khác thì chọn vào None. Còn muốn chuyên mục cần tạo là một chuyên mục con thì tại đây bạn chọn tên của chuyên mục mà bạn muốn nó làm mẹ.
- Description: Mô tả chuyên mục bạn đang tạo. Nếu theme có chức năng hiển thị mô tả thì bạn có thể thêm vào cho nó hiển thị đẹp hơn.
Chúng ta phải hiểu Category nghĩa là một chức năng phân loại chính cho bài viết, vì thế một bài viết chỉ nên sử dụng tối thiểu là 1 category và nhiều nhất là 3 category.
5. Thẻ tag trong wordpress
Tag là công cụ giúp bạn gom nhóm những bài viết, sản phẩm cùng chủ đề lại và tạo ra các trang dạng danh mục. Tag cũng không khác nhiều cơ chế danh mục lắm tuy nhiên nó không bị không chế số lượng và lo lắng tới việc hiển thị nó ra sao. Các bạn cũng có thể tưởng tượng nó cũng giống như 1 fillter giúp bạn lọc ra các điều kiện theo mong muốn của bạn.
Hiện này việc sử dụng Tag rất phổ biến đặc biệt là với các bạn sử dụng wordpress, tuy nhiên lại chẳng theo một quy tắc nào cả và hoàn toàn do cảm quan người dùng. Chính vì do cảm quan người dùng cho lên việc đánh Tag chuẩn hay không phụ thuộc trình độ và hiểu biết người dùng.
Bạn có thể thêm thẻ tags trực tiếp ở đây.
Ngọc Thắng đưa ra cho các bạn những lưu ý sau:
- Cần chuẩn hóa trang Tag vì nó sẽ là landingpage để SEO đó.
- Sử dụng Tag để chia danh mục theo 1 tiêu chí khác danh mục hiện hành.
- Tuyệt đối không sử dụng Tag giống tên danh mục.
- Không tạo các Tag có nội dung tương tự vừa tạo sự trùng lặp lại làm Tag nghèo nàn nội dung.
- Chỉ sử dụng các từ có nghĩa và có người tìm kiếm làm Tag.
- Không sử dụng quá nhiều Tag trong 1 bài viết, sản phẩm.
- Chỉ gắn Tag thực sự liên quan tới sản phẩm, dịch vụ của bạn.
Để cho bạn cái nhìn rõ hơn tôi đưa ra một ví dụ cụ thể:
Với tiêu đề bài viết: DỊCH VỤ SEO WEB LÊN TOP GOOGLE UY TÍN TẠI HÀ NỘI tôi đưa ra một list thẻ tags như sau:
6. Tối ưu hình ảnh chuẩn SEO trong WordPress.
Hình ảnh có vai trò rất quan trọng trong một bài viết. Và với việc tối ưu hóa hình ảnh tốt thì website bạn sẽ được đánh giá cao hơn trên Google Image Search, điều này nhằm giúp tăng tốc độ cho việc load trang và SEO website.
Một bài viết nên có tối thiểu 1-2 hình trở lên, tuỳ vào nội dung của bài mà hình sẽ nhiều hay ít. Ví dụ một bài hướng dẫn sử dụng thường sẽ có nhiều hình.
Tuy nhiên sử dụng hình ảnh không đơn giản chỉ là chèn hình vào bài viết. Bạn còn phải kiểm tra dung lượng hình, bởi hình ảnh là 1 trong những nguyên nhân khiến website tải chậm.
Cách chèn hình ảnh vào bài viết
Thông thường việc chèn hình ảnh sẽ thực hiện khi bạn viết bài và bạn có 2 sự lựa chọn với hình ảnh là upload hình rồi chèn vào hoặc chèn hình ảnh bên ngoài thông qua url. Tại khung soạn thảo bài viết bạn nhấn vào nút Add Media sẽ có một Popup mở lên.
Tại đây ta sẽ thấy bên trái có một menu bao gồm:
Insert Media: Chèn hình ảnh từ máy tính hoặc những hình ảnh có sẵn trong thư viện.
Create Gallery: Tạo bộ sưu tập hình ảnh.
Featured Image: Tổng hợp các ảnh đại diện của tất cả các bài viết.
Insert from URL: Chèn ảnh bên ngoài thông qua url.
Bạn có thể Upload một bức ảnh trên máy hoặc chọn bức ảnh bạn muốn thêm vào bài viết của bạn và chọn Insert như vậy là bạn đã thêm ảnh vào bài viết thành công.
Kích thước hình bao nhiêu là ổn?
Nếu là các bài tin tức, hướng dẫn bình thường, kích thước hình nên tối thiểu là 500px và tối đa là 700px.
Với hình sản phẩm, hình dự án, cần có kích thước lớn một chút là 800px đến 1000px. Khi up lên website, bạn có thể điều chỉnh hình hiện ra có kích thước nhỏ, và khi người xem nhấn vào xem chi tiết, sẽ thấy được hình lớn.
Tối ưu thẻ Alt.
Mục đích chính thẻ Alt là để cung cấp một mô tả cho tập tin hình ảnh. Google và các công cụ tìm kiếm khác không hiểu được ảnh của bạn có nội dung gì đâu, nhưng thẻ Alt sẽ cho Google biết điều đó. Đây là cách bạn đang “thông báo” cho Google biết rằng hình ảnh của bạn có nội dung gì.
Vì vậy nếu bạn không sử dụng thẻ Alt thì Google không biết hình ảnh của bạn muốn nói lên điều gì để xếp hạng cho hình ảnh đó. (Bạn kích chọn vào hình ảnh mới tải lên và vào đây để căn chỉnh tỉ lệ kích thước hình ảnh phù hợp luôn).
Để thêm alt cho ảnh cách đơn giản nhất bạn click vào hình ảnh muốn thêm Alt chọn cây bút như hình bên dưới.
Như vậy bạn cũng hiểu sơ các chứa năng trong mục Add Media rồi, bây giờ chúng ta bắt đầu tìm hiểu cách thêm Alt cho hình ảnh thôi.
Như vậy là bạn đã có một bài viết có cấu trúc chuẩn Seo rồi đó. Hãy lưu lại và áp dụng cùng với bài hướng dẫn cách chỉnh bài viết chuẩn seo của wordpress mình mới chia sẻ tạo thành thói quen mỗi khi viết bài bạn nhé, đảm bảo bạn sẽ thấy sự cải thiện sau một thời gian ngắn. Nếu bạn thấy bài viết có ích đừng quên giúp ngocthang.net chia sẻ với những người khác, bạn cũng có thể để lại câu hỏi, bình luận để chúng ta có cơ hội trao đổi thêm nhiều nhé!!
Tôi là Trần Đức Thắng, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công Ty Ngọc Thắng. Tôi phát triển với nền tảng thiết kế website, SEO và Inbound Marketing. Hiện nay Ngọc Thắng cung cấp dịch vụ thiết kế website, SEO, quảng cáo Google Ads… Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án những năm qua, đội ngũ của Ngọc Thắng không ngừng nỗ lực mang đến những dịch vụ tốt với chi phí thấp nhất cho quý khách hàng.!