Conversion Rate – tỷ lệ chuyển đổi, là một yếu tố đánh giá vô cùng quan trọng trong Marketing. Nếu traffic đem về rất nhiều nhưng không thể chuyển đổi sang leads thì mọi nỗ lực tiếp thị của bạn chẳng có ý nghĩa gì. Vậy Conversion Rate là gì? Làm sao để tối ưu hoá chúng một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng Ngọc Thắng tìm hiểu chi tiết hơn trong bài viết dưới đây, cùng xem ngay nhé!
Conversion Rate là gì?
MỤC LỤC
Conversion Rate – Tỷ lệ chuyển đổi, là tỉ lệ phần trăm số lượng người thực hiện hành động chia cho tổng số người tiếp cận tới chiến dịch. Ví dụ: Một website có khoảng 5000 lượt khách hàng truy cập trong một tháng, trong đó có 500 khách hàng đăng ký nhận ưu đãi và tư vấn. Vậy thì Conversion Rate – tỷ lệ chuyển đổi sẽ là 500/5000 bằng 10%.
Sự chuyển đổi có thể là bất kì hành động nào mà doanh nghiệp mong muốn khách hàng thực hiện. Đó có thể là tỉ lệ người đăng ký nhận tư vấn/người truy cập website, cũng có thể là tỉ lệ người bấm đăng ký dịch vụ/người truy cập trang Landing Page…
Theo dõi tỷ lệ chuyển đổi thường xuyên sẽ giúp bạn đo lường hiệu suất của một website trong việc:
- Nắm bắt được đang có bao nhiêu phần trăm người dùng đang thực hiện các mục tiêu bạn đặt ra.
- Đánh giá sự thành công của một website và xác định các phần cần được thay đổi và cải thiện.
Conversion rate optimize (CRO) trong SEO là gì?
Conversion rate optimize trong SEO là quá trình tối ưu hóa tỷ lệ chuyển đổi của khách truy cập website thành khách hàng tiềm năng hoặc thực hiện một hành động mong muốn nào đó trên website.
Một số hành động mong muốn có thể là mua hàng, đăng ký, điền vào biểu mẫu, tải xuống, nhấp vào liên kết,… Conversion rate optimize trong SEO có mục tiêu là tăng doanh thu và lợi nhuận cho website bằng cách hiểu rõ nhu cầu và hành vi của người dùng, cải thiện trải nghiệm người dùng và thuyết phục họ chuyển đổi.
Tại sao cần phải tối ưu Conversion rate?
Conversion Rate là chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả của chiến dịch so với mục tiêu đề ra và phát hiện vấn đề gây ảnh hưởng đến hiệu quả của chiến dịch. Nếu xem chiến dịch Marketing như một kỳ thi thì Conversion Rate nó giống như điểm số bạn nhận được.
Một ví dụ về việc tối ưu Conversion rate là trường hợp của trang web Booking.com, một nền tảng đặt phòng khách sạn trực tuyến. Booking.com đã áp dụng nhiều kỹ thuật tối ưu Conversion rate để thúc đẩy khách hàng đặt phòng như:
- Yếu tố khan hiếm và cạnh tranh: hiển thị số lượng phòng còn lại, số lượng người đang xem cùng một phòng, số lượng người đã đặt phòng trong vòng 24 giờ qua, để tạo ra cảm giác gấp gáp và sợ bị bỏ lỡ cơ hội.
- Yếu tố về xã hội và độ uy tín: hiển thị số lượng đánh giá và điểm số của khách hàng trước đây, các điểm nổi bật, các biểu tượng bảo mật và thanh toán an toàn, để tăng sự tin tưởng và hài lòng của khách hàng.
- Yếu tố thuyết phục và giá trị: hiển thị các ưu đãi đặc biệt, miễn phí hủy phòng, không tính phí đặt trước, để khuyến khích khách hàng đặt phòng ngay và tiết kiệm tiền.
- Yếu tố thuận tiện và dễ sử dụng: thiết kế giao diện đơn giản và rõ ràng, bộ lọc và sắp xếp nhiều tiêu chí, tính năng lưu lại lựa chọn và so sánh các phòng, để giúp khách hàng tìm kiếm và quyết định nhanh chóng.
Tầm quan trọng của conversion rate là gì?
Theo dõi tỷ lệ conversion rate cho phép bạn đo hiệu suất của các website và apps trong việc:
- Hiểu được bao nhiêu phần trăm người dùng đang hoàn thành các mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp bạn.
- Đánh giá sự thành công của một website hay app và xác định các phần nên được cải thiện.
Cải thiện conversion rate cũng cho phép bạn có được doanh thu cao hơn với cùng một lượng traffic.
Bạn đang chi 1000 đô la/ tháng cho quảng cáo để thu hút 500 khách hàng truy cập vào website của mình. Nếu bạn tăng gấp đôi tỷ lệ conversion rate thì bạn sẽ nhân đôi giá trị của việc chi tiêu vào quảng cáo của mình. Sau đó bạn sẽ cắt giảm chi tiêu quảng cáo và nhận được lợi ích như bạn đã nhận trước đó. Hoặc đầu tư thêm doanh thu vào các chương trình quảng cáo mới.
Lý do khiến website có tỷ lệ chuyển đổi thấp
Để khắc phục tình trạng tỷ lệ chuyển đổi quá thấp, bạn cần tìm ra những yếu tố gây ảnh hưởng tiêu cực đến nó. Vậy nguyên nhân gây ra sự suy giảm trong tỷ lệ chuyển đổi là gì?
1. Tốc độ tải web chậm, web có vấn đề
Nếu website của bạn không hoạt động tốt, mất nhiều thời gian để hiển thị nội dung cho người dùng. Điều này làm giảm sự hài lòng và kiên nhẫn của người dùng, khiến họ không muốn tiếp tục xem website của bạn và chuyển sang website khác nhanh hơn và tốt hơn. Bạn cần kiểm tra và khắc phục những vấn đề kỹ thuật của website để tăng tốc độ tải trang và cải thiện trải nghiệm người dùng.
2. Giao diện website chưa thân thiện với người dùng
Một trang web mà không có thiết kế đẹp mắt, ấn tượng, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu của người dùng sẽ làm giảm sự thu hút và thân thiện của website, khiến người dùng không có cảm giác muốn khám phá và tương tác với website của bạn. Bạn cần thiết kế website theo nguyên tắc UX/UI để tăng tính hấp dẫn và dễ sử dụng cho người dùng.
3. Thương hiệu chưa có được sự uy tín
Tên thương hiệu quyết định người dùng có thực hiện mua hàng hay không. Nếu thương hiệu của bạn không có uy tín và sự nhận diện cao, người dùng sẽ không lựa chọn sản phẩm của bạn. Bạn có thể xây dựng lại thương hiệu theo nguyên tắc branding để tăng tính nhận biết và uy tín cho người dùng.
4. Nội dung trình bày lan man, thiếu trung thực
Sẽ không ai muốn ở lại một website không có nội dung chất lượng, rõ ràng, cụ thể, chẳng mang lại giá trị gì cho người dùng sẽ khiến khách hàng khó mà hài lòng và tin tưởng chất lượng dịch vụ của bạn. Bạn cần viết lại nội dung theo nguyên tắc SEO copywriting để tăng tính thuyết phục và trung thực cho người dùng.
17 cách để tăng tỷ lệ chuyển đổi của bạn ngay bây giờ
Tăng conversion rate là điều vô cùng quan trọng. Có được conversion rate tốt là nền tảng của doanh thu cao.
1. Đặt ra mục tiêu để chuyển đổi
Việc đầu tiên bạn cần làm là liệt kê các mục tiêu mà bạn mong muốn:
- Bao nhiêu khách hàng đồng ý để lại thông tin cá nhân?
- Bao nhiêu khách hàng nhấp vào đăng ký sử dụng dịch vụ hoặc mua sắm?
- Bao nhiêu lượt tải ứng dụng?
- Thời gian truy cập website trong bao lâu?
- Bài viết nào nhận được nhiều lượt rating nhất?
Việc đặt ra mục tiêu chung chung sẽ không giúp bạn đo lường được hiệu quả. Website của bạn chính là một mô hình kinh doanh và mục tiêu càng chi tiết, bạn càng dễ dàng hiện thực hóa được kế hoạch.
Sau khi xác định được mục tiêu, bạn hãy thử các cách Ngọc Thắng đề xuất bên dưới:
2. Thử nghiệm A/B testing
A/B testing (split testing hay bucket testing) là một phương pháp để đo lường trải nghiệm người dùng giữa hai phiên bản webpage hoặc ứng dụng nào đó.
Trong A/B testing, hai hoặc nhiều biến thể được hiển thị ngẫu nhiên. Sau thời gian thử nghiệm, phân tích thống kê sẽ chỉ ra biến thể nào chuyển đổi hành vi người dùng hiệu quả hơn.
A/B testing hay được sử dụng để so sánh biến thể với cách thức hiện tại, giúp bạn đánh giá việc thay đổi cho website hoặc ứng dụng.
Ví dụ: Bạn đang phân vân giữa hai tiêu đề cho website, bạn không biết tiêu đề nào sẽ gây ấn tượng với người dùng hơn. A/B testing sẽ tạo hai phiên bản thay thế tương ứng với hai tiêu đề.
Lượng truy cập sẽ được điều hướng đồng đều qua hai phiên bản này. Kết quả thử nghiệm giúp bạn đánh giá tiêu đề nào thực hiện việc chuyển đổi khách hàng tốt hơn.
3. Tăng độ tin cậy bằng value proposition rõ ràng
Bạn tập trung xây dựng sản phẩm tốt, nội dung hay nhưng số lượng khách hàng vẫn còn ít. Người biết được conversion rate là gì sẽ đẩy mạnh các bài viết, đánh giá của bên thứ ba để “kêu gọi” hành vi mua hàng cuối cùng.
Các ví dụ bạn có thể lồng ghép:
- Bài PR quảng cáo trên các trang nổi tiếng.
- Các ý kiến phản hồi từ khách hàng (Testimonial).
- Comment đánh giá cho mỗi sản phẩm, bài viết.
- Trải nghiệm và đánh giá của các KOL.
- Tuyên bố, cam kết của thương hiệu.
- Dịch vụ hỗ trợ khách hàng.
- Thông tin liên lạc hoạt động hiệu quả,…
Những gợi ý trên giúp bạn giúp bạn đi sâu vào cải tiến toàn bộ quy trình cung cấp sản phẩm, dịch vụ chứ không chỉ đơn thuần chỉ là các bài test hay làm lời kêu gọi thật hấp dẫn.
Khách hàng ngày nay rất tinh tế. Giữa vô vàn những lời kêu gọi, đâu là nơi cung cấp chất lượng vượt trội thì họ sẽ lựa chọn.
4. Thiết lập phễu bán hàng
Bạn có biết vai trò của phễu bán hàng trong conversion rate là gì không? Đó chính là việc thấu hiểu toàn bộ quy trình ra quyết định của khách hàng ngay từ thời điểm tiếp cận website của bạn:
- Chào mừng khách hàng lần đầu đến website.
- Tài liệu giá trị gửi đến khách hàng đăng ký email.
- Nội dung email từ cung cấp thông tin sang khuyến khích mua hàng.
- Các bản trial để người dùng trải nghiệm,…
5. Giao tiếp đơn giản, hiệu quả
Khách hàng sẽ bỏ đi chỉ vì không thể hiểu nội dung bạn muốn truyền tải là gì. Hãy sử dụng từ ngữ theo đúng tệp khách hàng mà bạn hướng tới. Khách hàng trẻ sẽ cần những nội dung vui vẻ, hiện đại. Những dịch vụ giá trị cao cần hướng đến niềm tin và trải nghiệm.
Hơn hết, hãy lựa chọn văn phong ngôn ngữ dễ hiểu, không nhiều thuật ngữ để có thể chạm đến cảm.
6. Giải quyết nỗi lo lắng của khách hàng
Để đưa ra quyết định mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ, khách hàng cần thời gian để lựa chọn và quyết định. Vì vậy, bạn cần giảm bớt những rào cản khiến khách hàng do dự, chần chừ.
Bạn có thể tập hợp danh sách những nguyên nhân chính dẫn đến khách hàng chậm ra quyết định. Sau đó, có thể tạo nội dung để giải đáp chính những băn khoăn đó nơi khách hàng tiềm năng. Đại loại như:
- Tại sao sản phẩm của bạn có thể đáp ứng được nhu cầu khách hàng?
- Tại sao họ nên lựa chọn bạn chứ không phải đơn vị cung cấp khác?
- Điểm khác biệt của bạn là gì?
- Chính sách khuyến mãi, hỗ trợ khách hàng như thế nào nếu họ không hài lòng chất lượng sản phẩm, dịch vụ?
- Bạn có chính sách hoàn tiền hay không?
- Có chương trình khuyến mại giúp khách hàng tiết kiệm hơn không?
7. Sử dụng live chat, chatbot và các kênh hỗ trợ khác
Đừng để khách hàng “bơ vơ” trong suốt quá trình tương tác. Bạn hãy luôn đồng hành cùng khách hàng, tư vấn trực tuyến để hỗ trợ bất cứ khi nào họ cần. Đặc biệt, bạn cần nắm bắt thời điểm nhu cầu tăng cao để đẩy nhanh tỷ lệ chuyển đổi.
Ví dụ: Mùa cao điểm du lịch, hãy nâng cao chất lượng trả lời tự động để khách hàng không phải chờ đợi lâu khi đặt vé, đặt tour.
Hiện nay, các website đều trang bị chatbot hỗ trợ 24/7, kênh trả lời tự động dành cho các thông tin chung như chính sách khuyến mãi, giá sản phẩm, chế độ bảo hành,…
Cách đơn giản nhất là tích hợp live chat Facebook Messenger. Hoặc bạn có thể sử dụng các nền tảng phổ biến khác để tương tác. Khi gặp những tình huống thực tế, nhân viên thực sẽ tương tác để giải quyết.
8. Call to Action – chuyển đổi tỷ lệ ở khâu cuối cùng
Khi chưa hiểu rõ conversion rate là gì, rất nhiều người lầm tưởng Call to Action (CTA) đơn giản chỉ là một câu để khuyến khích mua hàng. Thay vào đó, những website chuyên nghiệp sẽ có landing page riêng.
Call to action sẽ có ở cả website chính và trong landing page, mục tiêu bổ trợ cho nhau để nâng tỷ lệ ra quyết định cuối cùng.
Bạn cần nắm thật rõ quy trình tạo ra Call to Action hiệu quả. CTA cần đặt ở vị trí nổi bật, dễ thấy nhất. Ngoài ra, CTA cần ngắn gọn, súc tích, đi vào trọng tâm hành động bạn muốn định hướng.
Một sai lầm thường gặp là việc “cài cắm” quá nhiều CTA trên cùng một trang bài viết. Hoặc CTA dẫn dắt người đọc đi lòng vòng, thiếu trọng tâm cuối cùng.
Tốt nhất, bạn hãy tập trung vào chất lượng nội dung bài viết, làm nổi bật Call to Action bằng màu sắc và vị trí, đơn giản với tối đa hai lời kêu gọi đúng thời điểm là ổn.
9. Tạo ra mức độ khan hiếm
Ở vai trò chủ website, bạn cần biết điều hướng thông tin tạo ra tâm lý lo lắng “sợ bỏ lỡ một điều gì đó”. Đây là tâm lý chung của con người, gọi là FOMO (fear of missing out).
Việc nắm vững hành vi tiêu dùng giúp bạn tạo ra tính cấp thiết, buộc khách hàng hành động “ngay và luôn” để không phải mất đi lợi ích nào đó.
Bạn có thể áp dụng hai cách làm sau:
- Sự khan hiếm về số lượng (Ví dụ: chỉ còn 2 slot cuối để nhận vé ưu đãi).
- Sự khan hiếm về thời gian (Ví dụ: chỉ còn 3 ngày cuối cùng để mua hàng giảm giá).
Mặc dù bạn có thể chủ động về mặt số lượng và thời gian, nhưng tốt nhất, hãy để mọi thứ càng đúng với lời kêu gọi càng tốt.
Bạn không thể vừa đóng chương trình đăng ký vé ưu đãi rồi thực hiện lại “chiêu” này chỉ vài ngày sau đó.
Chính vì vậy, Call to Action không chỉ là một dòng chữ kêu gọi, mà còn là một chương trình bạn đã có kế hoạch từ trước nhằm mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
10. Đơn giản hóa quy trình mua hàng
Khi khách hàng đến khâu cuối cùng của việc mua hàng, đừng để họ biến mất chỉ vì quy trình quá phức tạp. Hãy thực hiện theo các cách sau:
- Có hướng dẫn các bước chi tiết để khách hàng biết họ cần làm gì.
- Không cung cấp quá nhiều lựa chọn cho khách hàng.
- Yêu cầu khách hàng càng ít càng tốt.
- Không để quá nhiều thông tin xao lãng quyết định mua hàng.
- Khâu thanh toán và vận chuyển hoạt động hiệu quả.
11. Nâng cao tốc độ tải trang
Nâng cao chất lượng tốc độ cho trang web: Đây là một yếu tố quan trọng trong mục tiêu hướng đến một trang web thân thiện với người dùng. Nếu như bạn truy cập vào một trang web và chờ nó download lâu, mất thời gian thì liệu bạn có đủ kiên nhẫn để đợi chờ trong khi bạn có vô vàn sự lựa chọn khác? Liệu bạn còn muốn ghé đến xem trong lần sau?
Đây sẽ là một trong những trở ngại khiến bạn có thể thất thoát lớn lượng khách hàng tiềm năng truy cập vào trang web. Một khi lượng truy cập bị giảm đáng kể thì làm sao sự tương tác với website có thể cao được? Thế nên để một giao diện website mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho người dùng thì phải quan tâm đến tốc độ tải trang hàng đầu.
12. Tối ưu hoá giao diện
Tối ưu hoá 2 yếu tố cần thiết quan trọng là UX/UI, giao diện trông bắt mắt, đẹp và thân thiện. Theo tự nhiên, khi tiếp cận với bất kì hình ảnh, giao diện nào, ấn tượng đầu tiên đập vào mắt đó chính là chú ý tới thẩm mỹ, điều luôn thu hút mọi người.
Vì thế, những trang web sở hữu giao diện thiết kế đẹp mắt, chuyên nghiệp và thể đẳng cấp doanh nghiệp thì bao giờ cũng sẽ tạo thu hút, thiện cảm và cả sự tin tưởng cho khách hàng hơn.
Để xây dựng giao diện cần có sự đầu tư nhất định về mặt hình ảnh, màu sắc, content, cách bố trí bố cục khoa hoc, thông tin rõ ràng,… Tuy nhiên giao diện đẹp phải đi đôi cùng với thân thiện và tiện dụng nữa, nghĩa là đem lại sữ thoải mái, dễ dàng, nhanh chóng, tiện lợi trong quá trình trải nghiệm của người dùng.
Một số giải pháp lập trình cho website trở nên cải tiến hơn đó là tích hợp các hình thức thanh toán online, tích hợp giỏ hàng vào mục sản phẩm, tối ưu hoá trên các thiết bị điện tử, tốc độ download nhanh như đã đề cập ở trên,…
Nếu bạn cần cải thiện website của mình để tăng UX, trải nghiệm người dùng, tạo chuyển đổi cao. Bạn có thể tham khảo dịch vụ thiết kế website của Mona Media với sự tư vấn rõ ràng để bạn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
13. Xây dựng nội dung thu hút, rõ ràng
Trong phần này sẽ được đào sâu kĩ hơn vì đây là phần “then chốt” để tạo nên tính hấp dẫn cho một website. Khi kinh doanh, bạn luôn nên đặt tâm thế mình vào vị trí của khách hàng để hiểu được mong muốn thì mới có thể đáp ứng nhu cầu của họ.
Nhiệm vụ của bạn là truyền tải thông tin đến khách hàng sao cho hình thức trình bày vả cả dữ liệu cung cấp đều phải ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đảm bảo đầy đủ ý nhất để khách hàng có thể tập trung nắm bắt nội dung. Content bạn cần phải đủ hấp dẫn nhưng đừng quá dài dòng để người dùng hiểu được họ đang đọc gì, tại sao cần nên quan tâm đến thông tin đó, tại sao họ nên tin tưởng bạn,…
14. Các mục chứa trong nội dung
Bên cạnh đó, để việc triển khai nội dung hiệu quả hơn bạn nên chú ý những mục sau:
Headline (tiêu đề): Đây là phần khởi đầu nằm trên cùng bài viết và được mô tả ngắn gọn, tóm tắt. Bạn nên chú trọng nó vì nó tóm gọn những thông tin quan trọng nhất để khách hàng quyết định có nên theo dõi tiếp trang web của bạn hay không.
Subtitle (các đề mục con, các thẻ heading…): đây là sườn bài viết, nó cho phép khách hàng dễ dàng theo dõi hơn, phân loại những thông tin bạn cung cấp.
Bullet point: hiểu tổng quan là những mục nhỏ có chứa thông tin nào đó. Có một số khách hàng họ chỉ đơn giản truy cập trang web bạn để tìm kiếm một thông tin hay thông số nào họ đang cần thôi. Khi đó họ sẽ chú ý nhiều hơn ở bullet point này. Bởi vậy đó là lý do vì sao bạn cần trình bày nội dung rõ ràng và khoa học.
Social proof: như tiêu đề thì những bài viết có bao gồm số liệu, bằng chứng cụ thể thì thường sẽ có conversion rate cao hơn những bài viết tương tự khác.
Testimonial: Phần này là mục đánh giá của khách hàng. Mục này thể hiện mức độ hài lòng của người dùng khi trải nghiệm sử dụng trên trang web của bạn. Bạn cũng nên chú ý kĩ đến mục này vì mức ảnh hưởng của nó như con dao hai lưỡi.
15. Thêm những bằng chứng trên trang web của bạn để tăng tỷ lệ chuyển đổi
Đa phần mọi người sẽ mua hàng theo tâm lý hơn lý trí, có nghĩa là họ thấy những người khác mua hàng, đánh giá tốt, thì họ cũng sẽ quyết định mua sản phẩm đó.
Ví dụ bạn đang chạy xe trên quốc lộ định tìm một quán cafe để nằm nghỉ, chợt thấy có một quán đông khách, bạn sẽ nghĩ quán này chắc bán giá rẻ, dịch vụ tốt, nên mình sẽ ghé vào quán đó để mua hàng.
Bạn có thể áp dụng cách này vào website của mình, có thể sử dụng những plugin như Testimonial, Review để ghi lại những đánh giá của khách hàng mua trước. Khi đó khách truy cập trang web của bạn sẽ cảm thấy tin tưởng hơn.
16. So sánh khéo léo với đối thủ
Để so sánh khéo léo với đối thủ, bạn nên tìm hiểu kỹ về sản phẩm, dịch vụ của mình và của đối thủ. Bạn có thể sử dụng các công cụ phân tích thị trường để tìm hiểu sâu hơn về đối thủ của mình, đồng thời xác định những điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ mà mình cung cấp.
Sau đó, bạn có thể tập trung vào những điểm mạnh của sản phẩm, dịch vụ của mình và tìm cách nâng cao chất lượng, tính năng, hoặc dịch vụ để cạnh tranh với đối thủ. Nếu bạn có thể tạo ra những sản phẩm, dịch vụ độc đáo, khác biệt so với đối thủ thì khả năng cạnh tranh của bạn sẽ tăng lên rất nhiều.
17. Loại bỏ yếu tố gây phân tán sự chú ý
Để đảm bảo tối đa sự tập trung của khách hàng, doanh nghiệp cần phải loại bỏ những yếu tố gây phân tán sự chú ý. Trong quá trình này, doanh nghiệp có thể tập trung vào việc xác định các yếu tố gây phân tán sự chú ý cụ thể, đồng thời phải đưa ra những phương án để loại bỏ chúng. Ví dụ, nếu các thông tin quảng cáo không phù hợp hoặc làm khách hàng cảm thấy phiền lòng, doanh nghiệp có thể thay đổi hoặc loại bỏ hoàn toàn các thông tin này.
Ngoài ra, việc loại bỏ yếu tố gây phân tán sự chú ý còn giúp doanh nghiệp tránh nhận phản hồi tiêu cực từ phía khách hàng. Điều này quan trọng vì phản hồi tiêu cực có thể gây thiệt hại đến uy tín của doanh nghiệp.
Tại sao cần quan tâm tỷ lệ chuyển đổi trong Marketing?
Tỷ lệ chuyển đổi là một trong những chỉ số quan trọng nhất trong lĩnh vực tiếp thị:
- Giúp các chuyên gia tiếp thị đánh giá hiệu quả của chiến dịch, nhóm quảng cáo hoặc quảng cáo.
- Tỷ lệ chuyển đổi còn có thể giúp nâng cao chất lượng khách hàng của bạn.
- Giảm chi phí quảng cáo và tạo ra nhiều doanh thu hơn.
Một số câu hỏi thường gặp khác về Conversion Rate
Ngoài những thông tin quan trọng Ngọc Thắng vừa chia sẻ bên trên với bạn đọc, dưới đây là một số câu hỏi chúng tôi nhận được rất nhiều từ bạn đọc về Conversion Rate:
1. Conversion rate bao nhiêu là tốt?
Conversion Rate được tính bằng cách lấy số lượng người chuyển đổi trên tổng số khách truy cập và nhân với 100.
Conversion Rate bao nhiêu là tốt phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ngành nghề, mục tiêu, chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp. Không có một con số chung cho tất cả các website.
Tuy nhiên, theo một nghiên cứu của WordStream, tỷ lệ chuyển đổi trung bình của các website là 2.35%, trong khi top 10% các website có tỷ lệ chuyển đổi trên 10%. Điều này có nghĩa là nếu bạn có tỷ lệ chuyển đổi trên 10%, bạn đã làm tốt hơn hầu hết các website khác.
2. Tỷ lệ chuyển đổi cao có thật sự tốt?
Tỷ lệ chuyển đổi cao không phải lúc nào cũng tốt. Bạn cần phải xem xét tỷ lệ chuyển đổi trong mối tương quan với chỉ số ROI (tỷ lệ sinh lợi trên vốn đầu tư). Nếu bạn để tỷ lệ chuyển đổi cao bằng cách giảm giá, tặng quà hoặc chi nhiều tiền cho quảng cáo, bạn có thể làm giảm ROI của mình.
Bạn cũng cần phải đảm bảo rằng khách hàng chuyển đổi là những khách hàng có chất lượng, tức là họ sẽ trung thành và mua hàng nhiều lần, chứ không phải chỉ mua một lần rồi bỏ đi. Bạn cũng cần phải so sánh tỷ lệ chuyển đổi của mình với các đối thủ cạnh tranh trong ngành để biết mình đang ở vị trí nào và có thể cải thiện thêm được những gì.
3. Conversion Rate trong Marketing là gì?
Conversion Rate trong Marketing là một chỉ số đo lường tỷ lệ phần trăm của lượng người dùng hoặc khách hàng thực hiện hành động mà bạn mong muốn so với tổng số lượng người truy cập hoặc khách hàng của bạn.
Hành động này có thể là mua sản phẩm, đăng ký dịch vụ, đăng ký nhận bản tin, hoặc bất kỳ hành động nào khác mà bạn mong muốn khách hàng thực hiện. Conversion Rate giúp bạn đo lường hiệu quả của chiến dịch Marketing hoặc trang web của bạn và cải thiện các yếu tố để tăng tỷ lệ chuyển đổi.
Lời kết
Bài viết bên trên đã cung cấp các thông tin quan trọng về Conversion Rate. Ngọc Thắng hy vọng bài viết đã giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn về tỷ lệ chuyển đổi và các cách để tối đa hoá chỉ số này để giúp cho doanh nghiệp của bạn đạt được những mục tiêu về doanh thu, lợi nhuận, góp phần vào sự phát triển của công ty trong tương lai.
Hiện nay Ngọc Thắng đang cung cấp dịch vụ SEO tổng thể và SEO từ khóa chuyên nghiệp và hiệu quả đã được rất nhiều khách hàng sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về các thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên hay bạn đang tìm kiếm một dịch vụ webiste uy tín thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!
Với nhiều năm kinh nghiệm cũng như được khách hàng đánh giá cao, Ngọc Thắng tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ website hàng đầu hiện nay.
Đại chỉ: Số 07 Ngách 2, Ngõ 121 Trần Phú, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài: 1900 89 21
Hotline: 098 148 1368
MST: 0107994795
Email: lienhe@ngocthang.vn
Website: https://ngocthang.net/
Tôi là Trần Đức Thắng, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công Ty Ngọc Thắng. Tôi phát triển với nền tảng thiết kế website, SEO và Inbound Marketing. Hiện nay Ngọc Thắng cung cấp dịch vụ thiết kế website, SEO, quảng cáo Google Ads… Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án những năm qua, đội ngũ của Ngọc Thắng không ngừng nỗ lực mang đến những dịch vụ tốt với chi phí thấp nhất cho quý khách hàng.!