Chiến lược marketing tập trung là một trong những chiến lược marketing được nhiều doanh nghiệp triển khai. Nhờ đó mà doanh nghiệp đã tạo được một nguồn lực hiệu quả và giành vị trí vững mạnh trên thị trường. Vậy chiến lược marketing tập trung là gì? Ưu và nhược điểm của chiến lược này là gì? Cùng SEO WEB Ngọc Thắng tìm hiểu những thông tin chi tiết về thuật ngữ này qua bài viết dưới đây, xem ngay nhé!
Chiến lược marketing tập trung là gì?
MỤC LỤC
Chiến lược marketing tập trung (Centralized marketing strategy) là chiến dịch mà ở đó doanh nghiệp sẽ dồn sức tập trung vào một đoạn hay một phần của thị trường nhỏ mà doanh nghiệp xem đó là nền tảng quan trọng nhất. Từ đó giúp cho doanh nghiệp sở hữu vị trí vững chắc trên đoạn thị trường mà mình đã chọn, là bàn đạp cho sự tăng trưởng của doanh nghiệp.
Ưu điểm của chiến lược marketing tập trung
Một trong những ưu điểm nổi bật của chiến lược marketing tập trung đó chính là sự tập trung vào một chỗ trên thị trường, tạo bàn đạp cho doanh nghiệp giành được vị thế vững chắc trên đoạn đường đó. Nhờ đó tạo được thế độc quyền trong sản phẩm và hiểu rõ hơn về mong muốn và nhu cầu của khách hàng.
Ngoài ra, chiến lược này còn có nhiều ưu điểm sau khiến cho doanh nghiệp nào cũng muốn sở hữu và triển khai nó.
- Giúp xây dựng được rào cản gia nhập đối với các thương hiệu cạnh tranh khác trong ngành.
- Giúp thu hẹp lại khoảng cách giữa khách hàng với doanh nghiệp. Đồng thời còn giúp các nhà quản lý doanh nghiệp có thể thay đổi kịp thời trước nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Mở ra cơ hội cho doanh nghiệp kế thừa và phát triển điểm mạnh của mình. Điều đó sẽ đem lại một nguồn doanh thu lớn cho chính công ty của mình.
Nhược điểm của chiến lược marketing tập trung
Bên cạnh những ưu điểm mà chiến lược marketing tập trung đem lại cho doanh nghiệp thì chiến lược này còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Trước khi một doanh nghiệp quyết định tập trung vào mảng thị trường nào đó thì họ thường xem xét và cân nhắc kỹ lưỡng. Kéo theo đó là nhu cầu của khách hàng cũng có thể bị thay đổi hay thậm chí là không còn tồn tại do doanh nghiệp có sự sai lầm trong tính toán. Nếu như vậy thì chiến lược marketing tập trung sẽ bị thất bại và đó là điều mà không một doanh nghiệp nào mong muốn.
Trong nhiều trường hợp, bạn là doanh nghiệp nhỏ và bị các “ông lớn” để mắt tới; họ sẽ sử dụng nguồn lực lớn để giành lấy thị trường tiềm năng.
Hầu hết các doanh nghiệp lớn hiện nay đều cung cấp các sản phẩm có mức giá rẻ hơn so với đối thủ cạnh tranh của mình. Tuy nhiên khi theo đuổi mô hình tập trung thị trường thì vô tình doanh nghiệp đã không vận dụng được lợi thế đó.
Với những ưu điểm mà chiến lược marketing tập trung đem lại, hàng loạt các doanh nghiệp cũng như đối thủ cạnh tranh đều áp dụng và đánh vào mảng thị trường mà bạn hướng tới. Việc xuất hiện nhiều đối thủ như vậy sẽ làm giảm tỷ lệ thành công của chiến lược.
Có thể khẳng định một điều rằng, chiến lược marketing tập trung phù hợp với hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đồng thời, các doanh nghiệp muốn bao phủ lên toàn bộ thị trường trong giai đoạn đầu tiên xâm nhập vào một thị trường lớn đều có thể áp dụng chiến lược tập trung này.
Chiến lược Marketing tập trung phù hợp với loại doanh nghiệp nào?
Từ việc phân tích đặc điểm của chiến lược Marketing tập trung, ta có thể thấy rằng loại chiến lược Marketing này phù hợp nhất với những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đội ngũ nhân sự và tiềm lực tài chính còn hạn chế. Việc sử dụng chiến lược Marketing tập trung sẽ giúp doanh nghiệp nhanh chóng đứng vững trên thị trường.
Đồng thời giảm được sự cạnh tranh khốc liệt từ đối thủ. Nguồn lực cũng sẽ được phân bổ hiệu quả tránh dàn trải sang những thị trường không tiềm năng gây lãng phí ngân sách.
Ngoài ra, những doanh nghiệp có mục tiêu bao phủ thị trường trong giai đoạn xâm nhập thị trường mới cũng có thể sử dụng chiến lược này. Việc sử dụng chiến lược Marketing tập trung sẽ giúp doanh nghiệp xác định được tính tiềm năng và mức độ phù hợp của thị trường với họ. Qua đó giúp tối ưu ngân sách đầu tư.
Lợi ích của chiến lược marketing tập trung mang lại cho doanh nghiệp
Với tính chất đặc thù là tập trung chuyên sâu vào một nhóm phân khúc khách hàng nhất định, các chiến lược Marketing tập trung có thể giúp doanh nghiệp đạt được doanh số bán hàng nhanh hơn và tối ưu hơn.
Hơn nữa bằng cách tập trung tất cả ngân sách marketing của doanh nghiệp vào một đối tượng nhất định đã “nhắm” đến, với một hoặc hai kênh bán hàng cụ thể, doanh nghiệp không chỉ tiết kiệm được một khoản chi phí, sử dụng ngân sách hiệu quả hơn mà còn đạt được kết quả tốt hơn và tốc độ nhanh hơn.
Thông thường, có rất nhiều doanh nghiệp thực hiện Marketing tập trung từ rất sớm, ngay khi doanh nghiệp bắt đầu kinh doanh. Thực hiện Marketing tập trung cũng được doanh nghiệp áp dụng trong suốt quá trình phát triển.
Và sau khi doanh nghiệp chiếm được một thị phần hay thành công ở một phân khúc nhất định thì họ mới bắt đầu sử dụng các kiểu chiến lược khác cho mục tiêu mở rộng. Như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp hạn chế tối thiểu rủi ro có thể xảy ra trong việc kinh doanh sản phẩm.
Ví dụ về chiến lược marketing tập trung
Để hiểu hơn về cách áp dụng chiến lược marketing tập trung thì chúng ta hãy đi tìm hiểu 2 ví dụ cụ thể với 2 nhãn hàng nổi tiếng như sau:
1. Chiến lược tập trung của nhãn hàng cà phê Starbucks
Starbucks là thương hiệu cà phê đã khá nổi tiếng trên nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Thương hiệu này đã vượt ra ngoài việc chỉ bán hạt cà phê trong các chuỗi cửa hàng của mình và giờ đã phát triển bán hạt cà phê trong những cửa hàng tạp hóa.
Chiến lược tập trung này của Starbucks cho phép các sản phẩm cà phê của Starbucks tiếp cận được nhiều hơn đến người tiêu dùng mà khách hàng không cần phải đến quán cà phê của nhãn hàng.
2. Chiến lược tập trung của tập đoàn Tân Hiệp Phát
Tân Hiệp Phát là tập đoàn tham gia vào thị trường đồ uống rất muộn so với các đối thủ cạnh tranh lớn có quy mô quốc tế như như Pepsi hay Coca Cola. Tuy nhiên, nhờ vào việc áp dụng các chiến lược tập trung trọng điểm vào người tiêu dùng Việt Nam với thị hiếu là thói quen của người Việt là rất thích uống trà.
Từ đó, nhãn hàng tung ra một số sản phẩm có tính cạnh tranh mạnh mẽ trên đoạn thị trường này như sản phẩm Trà xanh không độ hay dòng sản phẩm trà thảo mộc Doctor Thanh, là những sản phẩm tiên phong trong thị trường nước ngọt không ga đang rất được nhiều người yêu thích.
3. Louis Vuitton
Khách hàng mục tiêu của thương hiệu Louis Vuitton là những khách hàng cao cấp và thượng lưu. Chính vì thế, Louis Vuitton sử dụng chính sách giá cao cấp để khẳng định chất lượng sản phẩm của mình. Vào những dịp khác nhau, hãng sẽ cho ra mắt những bộ sưu tập, dòng sản phẩm có giới hạn về số lượng và chỉ được bán trong thời gian cố định.
Điều này khiến sản phẩm của họ được “săn lùng” hơn bao giờ hết vì khách hàng, những người yêu thời trang hiểu rằng họ sẽ nhận được nhiều hơn chỉ là một chiếc túi xách hay món trang sức thông thường, hơn cả, đó là tính riêng biệt.
4. Rolls-Royce
Xe hơi với Rolls-Royce được ví như công cụ tìm kiếm với Google. Họ dùng chúng để thu hút khách hàng, tuy nhiên đây không phải là nguồn lợi nhuận chính. Google thu lợi từ việc cho đăng quảng cáo, còn với Rolls-Royce, họ bán trải nghiệm của sự sang trọng.
Với Rolls-Royce là thương hiệu xe hơi hạng sang, họ chỉ nhắm mục tiêu vào những nhóm người rất nhỏ. Nhóm người đó là những người có thu nhập rất cao, giàu có, mong muốn tìm kiếm những trải nghiệm sang trọng và đẳng cấp.
Lợi ích và rủi ro của chiến lược Marketing tập trung
Bất kể chiến lược nào cũng đều có ưu thế và rủi ro riêng. Tuy nhiên, khi thực hiện chiến lược Marketing tập trung các doanh nghiệp cần cẩn trọng, đưa ra các phương án sáng suốt và hợp lý để có thể tận dụng tối đa lợi thế cũng như đồng thời hạn chế được những bất lợi.
1. Lợi ích
Chiến lược marketing tập trung mang lại lợi ích rất lớn:
- Nhờ sự tập trung đặc biệt vào một khu vực thị trường nên doanh nghiệp có thể dễ dàng giành một vị trí nhất định trên thị trường đã lựa chọn, tạo được thế độc quyền và lợi thế cạnh tranh nhờ hiểu biết rõ nhu cầu và ước muốn của khách hàng.
- Việc thiết kế, cung ứng những sản phẩm đạt được uy tín đặc biệt về một mặt hàng chuyên biệt, khai thác được những lợi thế của việc chuyên môn hóa trong sản xuất, phân phối và các hoạt động xúc tiến bán. Từ đó thường giúp doanh nghiệp đạt được tỷ suất lợi nhuận cao.
2. Rủi ro
Rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải khi áp dụng chiến lược marketing tập trung có thể kể đến là:
- Chi phí cao do sản xuất với quy mô nhỏ.
- Đoạn hoặc phần thị trường mục tiêu có thể không tồn tại hoặc bị giảm sút lớn do nhu cầu thay đổi liên tục.
- Chỉ có các doanh nghiệp có thế lực cạnh tranh mạnh mới có thể quyết định gia nhập thị trường mục tiêu đó.
06 bước xây dựng chiến lược Marketing tập trung
Bước 1: Tiến hành nghiên cứu thị trường
Doanh nghiệp cần nghiên cứu để xác định thị trường ngách và phân khúc mà doanh nghiệp hướng đến. Các yếu tố quan trọng cần nghiên cứu bao gồm: sức hấp dẫn về tài chính và cấu trúc của phân khúc cũng như mục tiêu, khả năng và nguồn lực của công ty để tiếp thị phân khúc này.
Bước 2: Xác định khách hàng mục tiêu
Nghiên cứu các đặc điểm, nhu cầu và mong muốn của khách hàng kết hợp với các dữ liệu thị trường để xác định đúng khách hàng mục tiêu.
Bước 3: Xác định nền tảng khách hàng thường xuyên sử dụng
Từ việc nghiên cứu khách hàng, tìm kiếm những hình thức đối tượng khách hàng hay sử dụng để tiếp cận thông tin nhất để chọn làm kênh marketing chính.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch marketing
Tạo bản kế hoạch cho phân khúc thị trường và đối tượng mục tiêu đã chọn. Các chiến dịch, nội dung thông điệp cần có sự nhất quán xuyên suốt để có thể tiếp cận khách hàng một cách tốt nhất
Bước 5: Lập kế hoạch chiến lược Marketing tập trung
Xây dựng bản kế hoạch chi tiết hoàn chỉnh. Đẩy mạnh marketing vào các kênh quảng cáo hiệu quả nhất để có thể tiếp cận khách hàng mục tiêu nhanh nhất. Ta có thể sử dụng nhiều phương án Marketing khác nhau để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bước 6: Thực hiện và giám sát chiến lược
Khi triển khai thực hiện ta cần luôn liên tục theo dõi và phân tích kết quả của nó. Việc này giúp ta có thể kịp thời khắc phục các lỗ hổng trong chiến dịch marketing và kịp thời điều chỉnh để nó đi đúng hướng.
Bước 7: Đánh giá tính hiệu quả
Lời kết
Qua bài viết này chắc hẳn các bạn cũng đã hiểu được marketing tập trung là gì và các thông tin liên quan khác cũng như cách để tạo một chiến lược marketing tập trung như thế nào. Ngoài ra, nếu như bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào muốn được tư vấn, hỗ trợ nhanh chóng về các kiến thức marketing thì hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé!
Hiện nay Ngọc Thắng đang cung cấp dịch vụ về website từ xây dựng, thiết kế web đến các dịch vụ SEO tổng thể và SEO từ khóa chuyên nghiệp và hiệu quả đã được rất nhiều khách hàng sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về các thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên hay bạn đang tìm kiếm một dịch vụ webiste uy tín thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!
Với nhiều năm kinh nghiệm cũng như được khách hàng đánh giá cao, Ngọc Thắng tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ website hàng đầu hiện nay.
Đại chỉ: Số 07 Ngách 2, Ngõ 121 Trần Phú, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài: 1900 89 21
Hotline: 098 148 1368
MST: 0107994795
Email: lienhe@ngocthang.vn
Website: https://ngocthang.net/
Tôi là Trần Đức Thắng, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công Ty Ngọc Thắng. Tôi phát triển với nền tảng thiết kế website, SEO và Inbound Marketing. Hiện nay Ngọc Thắng cung cấp dịch vụ thiết kế website, SEO, quảng cáo Google Ads… Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án những năm qua, đội ngũ của Ngọc Thắng không ngừng nỗ lực mang đến những dịch vụ tốt với chi phí thấp nhất cho quý khách hàng.!