Thời đại công nghệ số hiện nay, mỗi doanh nghiệp hay đơn vị, công ty bất kỳ cần thiết sở hữu một trang web của riêng mình. Và bạn đang có nhu cầu thiết kế một website cho doanh nghiệp của mình. Những khái niệm như web động, web tĩnh khiến bạn lúng túng không hiểu rõ về vấn đề này. Vậy hãy tìm hiểu web động là gì? Web tĩnh là gì? Web động có khác gì so với web tĩnh? Cùng Ngọc Thắng tìm hiểu hai loại trang web này dưới đây nhé!

Tìm hiểu thông tin về web tĩnh

Có hai loại trang web chính là web tĩnh và web động, trước tiên hãy cùng Ngọc Thắng tìm hiểu về web tĩnh nhé:

Tìm hiểu thông tin về web tĩnh

1. Web tĩnh là gì?

Về cơ bản, web tĩnh (static website) được hiểu là một website được tạo ra hoàn toàn bằng việc sử dụng ngôn ngữ HTML (đường linh website thường có đuôi html hay htm).

Sau khi download nội dung của những trang web tĩnh, trình duyệt sẽ tự động biên dịch và hiển thị nội dung, người dùng hoàn toàn không thể tương tác được với loại website này.

Hiện nay, loại web tĩnh này tồn tại khá ít, nếu có thì chỉ được sử dụng trong những công ty chuyên về thiết kế website, bởi họ có đủ kiến thức và kỹ năng cho việc chỉnh sửa hay cập nhật nội dung khi cần thiết.

2. Ngôn ngữ thường được sử dụng để tạo ra web tĩnh

Thông thường, web tĩnh hình thành nhờ có sự “góp mặt” của HTML, CSS, JavaScript (DHTML), nhưng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ thì hiện nay, còn có thêm sự hỗ trợ của HTML5 và CSS3.

Nhờ được ứng dụng bằng những công nghệ hiện đại đó, mà các web tĩnh ngày càng trở nên sống động hơn trước rất nhiều. Ngoài ra, nội dung website cũng có thể thay đổi được thông qua việc sử dụng công nghệ DHTML trong phần Client.

3. Ưu và nhược điểm của web tĩnh

Ưu điểm:

  • Có tốc độ truy cập nhanh.
  • Giao diện được thiết kế với nhiều phong cách mới lạ.
  • Tiết kiệm chi phí đầu tư.
  • Thân thiện với hầu hết bộ máy tìm kiếm.
  • Tiêu hao ít nguồn tài nguyên của máy chủ.
  • Hạn chế được sự tấn công từ các hacker.

Nhược điểm:

  • Khó quản lý nội dung.
  • Việc nâng cấp bảo trì trang web cũng khá khó khăn.
  • Người dùng không thể trực tiếp tương tác được với website.

Tìm hiểu về web động

Sau khi tìm hiểu về web tĩnh thì hãy cùng xem web động là gì nhé:

Tìm hiểu về web động

1. Web động là gì?

Trái ngược với web tĩnh, web động (dynamic website) được xem là những website có khả năng tương tác với người dùng khá cao, có hệ thống quản lý nội dung, tập hợp các dữ liệu số hóa được tổ chức thành hệ cơ sở dữ liệu, được thể hiện dưới dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh và có thể truy xuất dữ liệu.

Mọi thông tin trong web động đều được admin cập nhật liên tục, mang đến cho khách hàng những nguồn thông tin đáng tin cậy và mới nhất. Những thông tin này đều được lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu trong website và được đưa ra sử dụng mỗi khi có nhu cầu.

2. Ngôn ngữ thường được sử dụng để tạo ra web động

Web động được hình thành nhờ sự hỗ trợ giữa các công nghệ HTML-HTML5, CSS-CSS3 và JavaScript…

Điểm đặc biệt ở đây là nó còn được ứng dụng ngôn ngữ lập trình server PHP cùng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL. Do vậy mà web động cần phải được chạy trong máy chủ. Nếu muốn đặt trong máy tính của bạn thì cần phải nhờ đến sự trợ giúp của các web server ảo như xampp, wampp, vertrigo…

3. Ưu và nhược điểm của web động

Ưu điểm

  • Việc quản lý nội dung được thực hiện một cách dễ dàng.
  • Dễ nâng cấp và bảo trì website.
  • Có thể xây dựng và phát triển các nền tảng website lớn.
  • Có khả năng tương tác với người dùng cao.
  • Sử dụng chức năng Rewrite URL giúp giữ nguyên URL thân thiện, hỗ trợ tốt cho quá trình SEO website.

Nhược điểm

  • Chi phí xây dựng website tương đối cao.
  • Nếu là doanh nghiệp lớn, bạn cần phải thuê thêm đơn vị hỗ trợ hoạt động.

So sánh sự khác nhau giữa web động và web tĩnh

Sau khi tìm hiểu chi tiết về 2 loại web này có lẽ bạn đọc cũng đã phần nào hiểu rõ được sự khác nhau giữa chúng. Cùng điểm qua các yếu tố khác nhau giữa web động và web tĩnh:

So sánh sự khác nhau giữa web động và web tĩnh

1. Chức năng

Web tĩnh có chức năng giới thiệu thông tin cho người dùng xem và không thao tác được. Nội dung trên web tĩnh được thiết kế cố định nên nhu cầu về thông tin của người truy cập tăng cao thì thông tin trên web tĩnh không đáp ứng được.

  • Web động được tích hợp thêm phần xử lý thông tin và truy xuất dữ liệu nên người sở hữu trang có quyền chỉnh sửa, điều hành và cập nhật các thông tin lên trang dễ dàng. Khách hàng có thể trao đổi với chủ website và những khách hàng khác.
  • Web động luôn có thông tin mới được cập nhật bởi phần mềm quản trị web do công ty thiết kế website cung cấp. Các thông tin này được lưu và đưa ra sử dụng dựa vào yêu cầu của người dùng.

2. Ngôn ngữ lập trình

  • Web tĩnh: Đơn thuần chỉ dùng ngôn ngữ lập trình HTML, giúp đăng tải thông tin như một tờ báo. Các thông tin cần thay đổi trên website phải được xử lý trực tiếp để sửa trên file HTML.
  • Web động: Ngôn ngữ lập trình đa dạng như ASP.NET, PHP… và cơ sở dữ liệu SQL Server, MySQL,… được các chuyên gia lập trình sử dụng ngôn ngữ tạo mã nguồn dựa theo yêu cầu của trang web.

3. Khả năng tương tác với khách hàng

Web tĩnh: Người dùng hầu như không thể tương tác được với website, không thể giao tiếp, trò chuyện với nó. Do nội dung của web tĩnh đã được xác định ngay từ đầu nên muốn thay đổi hay thêm bớt nội dùng thì người quản lý phải làm lại khuôn để có thể in và tạo ra những tờ báo mới.

Trong thời đại công nghệ thương mại điện tử như hiện nay, khi mất công sức xây dựng một trang web mà không có tính tương tác sẽ là hạn chế đáng lo ngại đối với chủ sở hữu. Bởi người dùng luôn đòi hỏi tính mới mẻ, thường xuyên cập nhật các thông tin, dịch vụ, sản phẩm hay sự kiện, các chương trình khuyến mãi thì mới thu hút được. Cũng chính vì lý do này mà web tĩnh mất dần đi vị thế của nó.

Web động: Do web động được thiết kế hiện đại hơn với tính năng tương tác nhanh chóng giữa chủ website với người dùng (người truy cập web). Các chương trình ứng dụng, khách hàng có được quyền trao đổi thông tin với website và với các khách hàng khác một cách dễ dàng. Từ đó cả 2 bên đều đạt được hiệu quả nhanh chóng, như mong muốn.

4. Ứng dụng

  • Web tĩnh: Ứng dụng của web tĩnh chỉ được thực hiện khi nội dung website ít khi được cập nhật, thường dành cho các website nhỏ.
  • Web động: Thường được sử dụng đối với những website có tầm cỡ lớn. Làm website thương mại điện tử bán hàng, website tin tức, blog, làm web giới thiệu sản phẩm bán hàng cho các công ty…

5. Chi phí bảo trì, nâng cấp

Web tĩnh: Web tĩnh không phải xây dựng cơ sở dữ liệu hay lập trình phần mềm phức tạp nên thường không tốn kém về chi phí. Nếu có thì chỉ mất một khoản chi phí nhỏ cho việc thuê cơ sở dữ liệu hoặc chi phí yêu cầu hệ điều hành tương thích.

Chính vì vậy, người dùng thường sử dụng web tĩnh khi nội dung website ít khi cập nhật và để tiết kiệm chi phí. Bạn không phải chi trả nhiều tiền code. Với trang web tĩnh, thường được trình bày bằng các phần mềm đồ họa mới lạ, thiết kế tự do hơn nên cuốn hút người dùng hơn.

Ngoài ra, website tĩnh còn có một lợi thế lớn đó là thân thiện với các cơ chế tìm kiếm hơn so với web động. Trang tĩnh thường có địa chỉ là .html, .htm,… nên người dùng sẽ dễ dàng tìm kiếm trên các công cụ trình duyệt với tốc độ truy cập nhanh. Tuy nhiên, khi quản lý nội dung hay nâng cấp, bảo trì website sẽ gặp khó khăn.

Web động: Có chi phí thiết kế cao hơn, bạn cần phải đầu tư một khoản tiền không nhỏ để tạo nên sự chuyên nghiệp của website. Tuy nhiên, web sộng rất dễ dàng để nâng cấp và bảo trì và có thể xây dựng được những web lớn.

Giữa web tĩnh và web động, web nào phổ biến?

Web động hay web tĩnh được sử dụng nhiều hơn? Điều này sẽ phụ thuộc vào nhu cầu tài chính và mục đích sử dụng của từng website. Nếu bạn dùng web tĩnh thì khó có thể đổi mới nội dung còn dùng web động thì có thể thay đổi được nội dung cho phù hợp với nhu cầu của thời đại.

Với những tính năng vượt trội hơn so với web tĩnh mà ngày nay đa số thiết kế web đều sử dụng web động trong lĩnh vực kinh doanh: thiết kế web kinh doanh, bán vé máy bay, du lịch, thương mại điện tử, diễn đàn trực tuyến, quản lý từ xa… Web động là công cụ hữu hiệu giúp cập nhật thông tin nhanh, chuyên nghiệp, website luôn được đổi mới, chăm sóc và trở nên hiệu quả hơn, dễ dàng quản lý hơn so với web tĩnh.

Khi nào lên sử dụng web động và tĩnh?

Khi nào nên dùng website động?

Web động sẽ là website đa dạng hơn trong việc lựa chọn mục đích sử dụng, bạn có thể làm web tin tức, blog cá nhân hay những trang web cho doanh nghiệp mang tầm cỡ lớn hơn như website thương mại điện tử bán hàng hay web giới thiệu sản phẩm, dịch vụ của công ty.

Khi nào nên dùng website tĩnh?

Từ những ưu nhược điểm của web tĩnh đã nhắc đến bên trên, nếu như doanh nghiệp của bạn nhỏ thì bạn có thể thuê một người chuyên viết về web hoặc nếu muốn tiết kiệm hơn thì có thể tự học làm website để quản trị web tĩnh.

Lời kết

Bài viết trên Ngọc Thắng đã giúp bạn trả lời câu hỏi web tĩnh là các trang web ra sao? Trang web động là trang web như thế nào? Đồng thời, chúng tôi cũng đã chỉ ra đâu là điểm khác biệt giữa chúng. Hy vọng qua bài viết, bạn đã phần nào hiểu hơn về web tĩnh và web động, từ đó biết được nên thiết kế website nào cho doanh nghiệp của mình. Chúc bạn thành công!

Hiện nay Ngọc Thắng đang cung cấp dịch vụ Thiết Kế Website trọn gói đã được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Sản phẩm Ngọc Thắng đưa ra mang đậm phong cách mỹ thuật, ý tưởng, hệ thống kĩ thuật riêng theo từng khách hàng. Một website tốt phải là một website đẹp, chuyên nghiệp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ và tầm nhìn của công ty đến với khách hàng.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về các thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên hay bạn đang tìm kiếm một dịch vụ webiste uy tín thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!

Với nhiều năm kinh nghiệm cũng như được khách hàng đánh giá cao, Ngọc Thắng tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ website hàng đầu hiện nay.

Đại chỉ: Số 07 Ngách 2, Ngõ 121 Trần Phú, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Tổng đài: 1900 89 21

Hotline: 098 148 1368

MST: 0107994795

Email: lienhe@ngocthang.vn

Website: https://ngocthang.net/

5/5 - (1 bình chọn)