Bounce rate là một trong những chỉ số quan trọng trong SEO, dựa vào đây bạn có thể biết được chất lượng website mình có tốt hay không? Vậy Bounce rate là gì (hay tỷ lệ thoát trang là gì) và làm thế nào để tối ưu được tỷ lệ thoát ở mức thấp nhất? Cùng công ty SEO Ngọc Thắng tìm hiểu trong bài viết này!
Bounce rate là gì?
MỤC LỤC
Bounce rate hay còn gọi là tỷ lệ thoát trang hoặc tỷ lệ thoát web là thuật ngữ dùng để chỉ phần trăm số lượng người truy cập vào website của bạn sau đó họ rời đi ngay mà không nhấn vào bất kỳ nội dung nào khác.
Ví dụ: Bounce rate của một website là 80%. Nghĩa là trong 100 lượt truy cập vào website, có đến 80% là rời đi, chỉ có 20 lượt xem thêm nội dung khác.
Bounce rate được xem là một chỉ số quan trọng trên website bởi:
– Dựa vào Bounce rate bạn có thể biết được mức độ hài lòng của khách hàng khi truy cập vào trang web. Bounce rate tăng cao chứng tỏ nội dung trên website của bạn không đáp ứng được trải nghiệm người dùng, không hấp dẫn được họ ở lại lâu hơn.
– Đi đôi với việc trải nghiệm người dùng bị giảm chính là chất lượng website kém. Và Google không hề thích những trang web này, nên rất khó để có vị trí cao trên bảng xếp hạng tìm kiếm.
– Một điều quan trọng khác, khi khách hàng lần lượt rời khỏi trang ngay khi vào website, sẽ rất khó để thuyết phục họ tạo ra tỷ lệ chuyển đổi. Cho nên, tối ưu tỷ lệ thoát trang ở mức thấp nhất chính là cách để nâng cao tỷ lệ chuyển đổi.
Bounce rate bao nhiêu là tốt?
Sau khi đã tìm hiểu về tỷ lệ Bounce Rate nghĩa là gì thì vẫn còn nhiều người thắc mắc chỉ số Bounce rate bao nhiêu sẽ tốt. Tất cả các website đều có Bounce rate, cần căn cứ vào loại hình cũng như lĩnh vực hoạt động của website mà Bounce rate sẽ cao hoặc thấp. Tuy nhiên, Bounce rate của website nên vào khoảng lớn hơn hoặc bằng 60%.
Tham khảo về tỷ lệ thoát:
- Tỷ lệ thoát “rất tốt” ở khoảng 26-40%
- Tỷ lệ thoát “tốt” vào khoảng 41-55% (mức trung bình)
- Tỷ lệ thoát “khá tốt” vào khoảng 56-70%
- Trên 70% là khá tệ cần chú ý tìm cách làm giảm con số này xuống.
Hầu hết các website được tìm kiếm trên Google, hoặc thấy trên các trang quảng cáo, thì Bounce rate sẽ cao. Còn những website dạng tin tức, với lượng truy cập (Traffic) nhiều, họ đọc và ở lại trang hết bài này sang bài khác nên Bounce rate sẽ thấp.
Thông thường, tâm lý chung của người xem khi truy cập vào website qua tìm kiếm trên Google là sau khi họ đã đọc được những thông tin cần tìm kiếm sẽ thoát khỏi website mà không đọc thêm nữa.
Nguyên nhân làm Bounce rate tăng cao
Để giảm được Bounce rate, chúng ta phải biết vì sao Bounce rate lại tăng cao? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến làm cho tỷ lệ thoát trên trang tăng.
1. Tốc độ tải trang chậm
Bạn đang nghĩ tốc độ tải trang tăng lên 1s hay 2s là con số không đáng kể? Điều này hoàn toàn sai, bởi thời gian chờ đợi thêm vài giây trên website sẽ khiến khách hàng rời đi ngay lập tức, dẫn đến tình trạng Bounce rate tăng cao.
Tốc độ tải trang còn là một trong những yếu tố để Google đánh giá kết quả xếp hạng tìm kiếm, nên việc theo dõi và cải thiện tốc độ tải trang thường xuyên sẽ tác động tốt đến SEO và tỷ lệ thoát trang.
2. Nội dung trên website không chất lượng
Sáng tạo nội dung trên website chính là đáp ứng nhu cầu tìm kiếm của khách hàng. Nếu nội dung của bạn không làm thỏa mãn nhu cầu này, họ sẽ rời bỏ website ngay lần đầu truy cập để tìm một nội dung tốt hơn.
Ngược lại, nội dung trên website chất lượng không chỉ giữ chân được khách hàng lâu hơn, mà còn lôi cuốn và dẫn dắt họ đọc thêm nhiều bài viết.
3. Trải nghiệm người dùng trên website kém
Bố cục, màu sắc, hình ảnh, cách trình bày… trên chính website của bạn đóng vai trò quan trọng trong quyết định ở lại hay rời đi của khách hàng.
Bạn muốn đưa ra tất cả những gì mình nghĩ sẽ mang lại giá trị hữu ích, nhưng đôi khi nó lại “phản tác dụng”, trở nên rườm rà, rối mắt và không hướng đến bất kỳ mục đích nào cho người dùng. Do đó, một website quá rườm rà về màu sắc, bố cục sắp xếp không cân đối rất dễ làm tỷ lệ thoát tăng cao.
4. Tiêu đề và mô tả khác xa nội dung
Đánh lừa khách hàng bằng việc đặt tiêu đề và mô tả bài viết khá hấp dẫn, nhưng nội dung bên trong lại không liên quan là cách làm tồi tệ khi xây dựng nội dung.
Ở bước đầu tiên, có thể bạn sẽ hấp dẫn được khách hàng truy cập vào nội dung này. Nhưng chắc chắn họ sẽ rời trang ngay lập tức vì không thỏa mãn được nhu cầu tìm kiếm thông tin.
5. Trang web không có liên kết nội bộ
Liên kết nội bộ sẽ dẫn dắt khách hàng đi từ bài viết này đến bài viết khác, cải thiện được tỷ lệ thoát một cách đáng kể. Vì vậy, không gắn liên kết nội bộ cho bài viết trên website là một thiếu sót nghiêm trọng. Người dùng không biết phải làm gì tiếp theo sau khi đọc xong bài viết của bạn.
6. Website bị lỗi kỹ thuật
Bounce rate trên website của bạn bất ngờ tăng cao, đây có thể là dấu hiệu cho thấy website đang gặp phải một số lỗi kỹ thuật, dẫn đến việc không tải được trang web.
Nếu gặp phải trường hợp này, bạn hãy kiểm tra xem các trang có tỷ lệ thoát tăng cao có đang gặp phải lỗi 404, lỗi javascript, lỗi plugin,… hay không nhé!
Tỷ lệ thoát trong Google Analytics được tính như thế nào?
Trong Google Analytics, bạn có thể thấy số liệu Bounce rate trong các báo cáo bao gồm bảng dữ liệu, chẳng hạn như báo cáo được tìm thấy trong các tab Acquisition, Behavior, and Conversion (nằm trong thanh menu bên trái).
Ví dụ: bạn có thể thấy bảng dữ liệu hiển thị Bounce rate trong Behavior > Site Content > All Pages report.
Để xem tỷ lệ thoát cho các trang web riêng lẻ trong Google Analytics, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm theo tên trang. Ví dụ: /cart/ or /pricing/ hoặc bạn có thể sử dụng tính năng tìm kiếm nâng cao để thu hẹp kết quả tìm kiếm hơn nữa bằng cách thêm các phần bao gồm, loại trừ và chỉ số cho tìm kiếm,…
1. Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của 1 trang web
Tỷ lệ Bounce Rate của một trang riêng lẻ được tính theo cùng một cách, nhưng các số liệu là dành riêng cho từng trang: chia số phiên trên một trang bắt đầu và kết thúc trên một trang cụ thể cho tổng số phiên bắt đầu và tiếp tục từ cùng một trang đó.
Ví dụ: nếu 50 trong số những người dùng đó truy cập trang chủ của bạn và 2 người trong số họ thoát ra mà không kích hoạt yêu cầu khác, trang chủ của bạn có Bounce rate là 4%.
Tỷ lệ thoát trang = Số phiên trên một trang / Tổng số phiên bắt đầu từ trang
2. Công thức tính tỷ lệ Bounce Rate của toàn bộ website
Bounce rate của một trang web được tính bằng cách chia số phiên trên một trang duy nhất chia cho tổng số phiên trên trang web.
Ví dụ: Nếu 100 người dùng truy cập trang web của bạn (tổng số phiên) và 5 người trong số họ thoát ra mà không kích hoạt yêu cầu khác (phiên một trang), Bounce rate của trang web của bạn là 5%.
Tỷ lệ thoát trang web = Số phiên trên một trang / Tổng số phiên
Yếu tố quyết định Bounce Rate của Website
Có một số yếu tố ảnh hưởng đến Bounce rate của trang web bao gồm:
- Ngành nghề
- Vị trí của bạn
- Thiết bị được người dùng sử dụng để truy cập trang web của bạn.
Bạn có thể hiểu Bounce rate giữa các lĩnh vực rất khác nhau. Theo tiêu chuẩn đo lường của trang web, tính đến năm 2017, ngành công nghiệp ô tô có tỷ lệ thoát thấp nhất ở mức 46,34%, trong khi các trang web tin tức có tỷ lệ thoát cao nhất ở mức 65,35%.
4 Trường hợp lượt truy cập duy nhất không được tính Bounce Rate là gì?
Để thực sự hiểu đúng về tối ưu hóa Bounce Rate của website, bạn cần phải biết làm thế nào Google Analytics đánh giá đâu là bounce.
Trong bất kì ngữ cảnh nào: Có nhiều hơn một GIF request được tạo ra trong một GA session (hay lượt truy cập) thì đó không được xem là một lần thoát trang, dù đây có là lượt Single Page Visit.
Cụ thể trong những trường hợp sau GA không coi lượt truy cập trang duy nhất là một lần thoát trang
1. Event Tracking
Người dùng đến website của bạn, khởi động một sự kiện được theo dõi thông qua Event Tracking Code và sau đó rời khỏi mà không đi đến trang nào khác.
Chẳng hạn người dùng vào một trang web trên website và nhấn nút chạy video (mà bạn đang theo dõi thông qua event tracking code) rồi rời khỏi website từ landing page đó mà không truy cập thêm trang khác.
Lý do Google không coi lượt truy cập này là một lần thoát vì có 2 GIF request được đề xuất trong cùng một session.
Một bởi mã theo dõi Google Analytics (để gửi dữ liệu page view) và một bởi event tracking code (để gửi chi tiết sự kiện được theo dõi như số lượng click chuột vào nút chạy video)
Không cần phải nói thêm, đơn giản nếu bạn cài event tracking code trên trang web, Bounce Rate của trang hay thậm chí toàn bộ website sẽ giảm đáng kể.
Vì thế, bạn cần nhớ điều này khi phân tích hay khắc phục Bounce Rate cho một trang web.
2. Social Interactions Tracking
Người dùng đến website và khởi động một sự kiện xã hội được theo dõi thông qua mã theo dõi phân tích tương tác xã hội và sau đó rời khỏi mà không đi đến trang nào khác.
Ví dụ người dùng đến trang web trên website, đọc bài blog, chia sẻ bài viết đó thông qua nút “Share” (đang được theo dõi) và sau đó rời khỏi website mà không đi đến trang khác.
Lý do Google không coi lượt truy cập này là một lần thoát trang vì có 2 GIF request được đề xuất trong cùng một session.
Một là mã theo dõi Google Analytics (để gửi dữ liệu page view) và một là mã theo dõi phân tích tương tác xã hội (để gửi dữ liệu tương tác mạng xã hội)
3. Sự kiện được theo dõi (Tracked Event) tự động thực hiện
Trong trường hợp Tracked Event tự động thực hiện, mỗi lần trang được tải thì lượt truy cập trang duy nhất không được xem như một lần thoát trang vì có nhiều hơn 1 GIF request.
Ví dụ nếu bạn vào trang web và video trong trang đó tự động chạy. Nút Play của video được theo dõi thông qua event tracking code nên có nhiều hơn 1 GIF request được thực hiện.
Một bởi Google Analytics và một bởi event tracking code.
4. Trùng nhiều GATC trên trang web
Nếu trang web chứa nhiều hơn một GATC giống nhau (chẳng hạn một mã theo dõi ở header và một ở footer) thì có ít nhất 2 GIF request được thực hiện.
Kết quả là lượt xem trang duy nhất này không được xem như một lần thoát trang.
Vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn chỉ có một GATC duy nhất trên trang web của mình.
Một số gợi ý giúp giảm chỉ số Bounce rate cho website
Để giảm Bounce rate nhanh chóng bạn cần:
1. Ngưng tập trung vào những keyword/ kênh truyền thông đem lại traffic giá trị thấp
Nếu website của bạn có được lượng traffic nhưng lại không liên quan đến sản phẩm hay dịch vụ mà bạn kinh doanh thì những người dùng này có khả năng sẽ thoát ra ngay khi họ vào website của bạn.
Để giảm Bounce Rate cho website:
Xác định nguồn của những traffic chất lượng kém và sau đó bạn có thể:
- Ngừng triển khai các chiến dịch trên keyword/kênh đó,
- Tập trung vào keyword/ kênh khác có traffic chất lượng hơn
2. Tạo Landing Page thỏa mãn mục đích tìm kiếm của người dùng
Nếu bạn lấy được traffic từ đúng nguồn nhưng landing page của bạn không thỏa mãn được nhu cầu của người dùng thì họ cũng sẽ thoát ra ngay khi truy cập.
Nhìn chung, người dùng sẽ có 4 loại “mục đích tìm kiếm” cần được đáp ứng.
Căn cứ vào từ khóa được truy vấn, trang của bạn có thể áp dụng Cách thức tối ưu content theo mục đích tìm kiếm, từ đó giảm Bounce Rate cho website.
Ví dụ người dùng muốn tìm kiếm thông tin về “bệnh đau bao tử” và Landing Page của bạn chỉ đưa ra những thông tin về sản phẩm thuốc trị đau bao tử mà không hề đề cập thông tin chi tiết về căn bệnh này thì người dùng sẽ thoát ra ngoài.
3. Tạo Landing Page có Call To Action được hiển thị nổi bật
Nếu Landing Page của bạn không có CTA hoặc CTA không nổi bật thì rất khó để níu chân người dùng ở lại website.
Heading, sub-heading và những chỉ dẫn đưa người dùng đến CTA là cách tuyệt vời để hiển thị CTA rõ ràng.
Ví dụ: bài này viết về cách giảm Bounce Rate và thông tin này được biểu thị rõ ràng thông qua heading H2.
4. Tạo CTA phải liên quan đến Landing Page được dẫn đến
CTA có thể đưa người dùng đến trang của bạn và thoát ra ngoài ngay-lập-tức. CTA có thể dưới dạng Button (nút), Banner, Video, Link trên trang của bạn hoặc một vài trang bên ngoài.
Trường hợp CTA Organic Search có thể hiển thị dưới dạng title tag và meta description tag của landing page. Còn trường hợp tìm kiếm có trả phí (chẳng hạn Google Adwords), CTA có thể ở dạng tiêu đề và mô tả của adwords ad copy.
Ví dụ:
Nếu banner quảng cáo trên website là “Download Free Ebook 3 Trụ cột Bất Biến của Google tại đây” nhưng khi nhấn vào đó, trang sẽ đưa người dùng về Trang chủ hay trang có bản Ebook trả phí 500k chẳng hạn, khả năng thoát trang sẽ cực kỳ cao.
Thực hiện lời hứa của mình đối với người dùng, đừng lừa dối họ, nếu không tất cả mọi nỗ lực khuyến khích click chuột của bạn chỉ vô ích mà thôi!
Vậy nên, hãy đảm bảo CTA tương ứng với Landing Page của bạn!
5. Viết nội dung đơn giản, dễ hiểu nhanh
Theo các nghiên cứu khoa học, não bộ con người có xu hướng bỏ qua những thứ khó khăn.
Nếu landing page của bạn đáp ứng hoàn hảo nhu cầu của người dùng nhưng nội dung trên landing page khó mà đọc hiểu trong khoảng thời gian ngắn thì cũng dẫn đến Bounce Rate cao.
Thậm chí dù người đọc có hứng thú với nội dung hữu ích của bạn đi chăng nữa, nhưng họ vẫn có thể bookmark trang của bạn rồi thoát ra để truy cập vào lại đọc sau.
Thế nên hãy đặt mục tiêu phát triển Content có thể đọc hiểu trong thời gian ngắn.
Một quy tắc duy nhất mà tôi thường áp dụng đó chính là:
Hãy xem người đọc là một đứa trẻ!
Là một đứa trẻ, người dùng có đầy đủ các tính sau:
- Thiếu kiên nhẫn
- Không có nhiều “từ vựng” trong não
- Không thích đọc
Vì vậy, bạn cần phải làm cho nội dung của mình hết sức dễ hiểu bằng các cách:
- Sử dụng các câu đơn (tham khảo cách tôi sử dụng hàng loạt câu đơn để giữ cho nội dung dễ theo dõi Hướng dẫn tối ưu seo website tại bài viết 81 Thủ thuật SEO )
- Chọn lựa từ ngữ dễ hiểu, dễ mường tượng (bạn sẽ để ý thấy hầu hết các blog sẽ dễ đọc hơn là bài báo cáo nghiên cứu khoa học đấy :))
- Quy tắc 20%: Sau khi viết xong, tôi thường đọc lại toàn bộ bài viết và tự ép bản thân bỏ 20% câu chữ để khiến bài viết súc tích hơn. Tại sao bạn cần phải sử dụng đến 20 chữ trong khi có thể diễn đạt cùng ý nghĩa đó chỉ bằng 7 chữ?
6. Xây dựng Landing Page thu hút & tối ưu Pagespeed
Con người bị thu hút bởi cái đẹp & ghét phải chờ đợi, vì vậy giao diện & tốc độ tải trang luôn là vấn đề muôn thuở cần được chú trọng!
Theo nghiên cứu gần đây, một người dùng trong vòng 8 giây sẽ quyết định để xem có nên ở lại hay rời khỏi một website.
Một số lý do chủ yếu khiến người dùng rời khỏi website của bạn mà không truy cập vào trang khác là vì:
- Thiết kế web xấu (độ tương phản thấp, chẳng hạn nền đen chữ vàng)
- Điều hướng kém
- Bố cục không tốt khiến landing page hiển thị khó đọc trên những thiết bị khác nhau (độ phân giải màn hình & tính tương thích với thiết bị)
- Quảng cáo nằm chằng chịt trên phần màn hình hiển thị
- Quá nhiều chữ (ảnh hưởng đến khả năng đọc – Readability)
- Định dạng nhàm chán (không dùng in đậm, in nghiêng, gạch chân …)
- Giãn cách giữa các dòng, các đoạn quá hẹp
- Thiếu heading và sub-heading. Headline đầu tiên cần làm nổi bật lợi ích nếu người dùng đọc nhiều hơn nữa.
- Landing page luôn tốn quá nhiều thời gian để tải (trường hợp này luôn có Bounce Rate lên đến 100%)
- Nội dung audio/video tự động Play khi trang tải xong. Điều này khiến người dùng khó chịu, nên bắt buộc phải tránh.
7. Dùng Virtual Pageview hoặc Event Tracking cho nội dung trên nền tảng Ajax/Flash
Trong trường hợp website hoặc nội dung được xây dựng dựa trên Ajax/Flash, nhiều tương tác người dùng (như nhấp vào hình ảnh/link, tải trang/flash video/pop up …) chỉ diễn ra trên một trang duy nhất.
Do đó phần lớn trường hợp người dùng không cần phải truy cập những trang khác trong website của bạn. Và tất nhiên là Bounce Rate sẽ rất cao.
Trường hợp website được xây dựng thuần túy trên flash thì Bounce Rate sẽ là 100% nếu không theo dõi tương tác người dùng bằng Virtual Pageview hoặc Event Tracking.
Vì thế bạn cần theo dõi tương tác người dùng thông qua Virtual Pageview hoặc Event Tracking.
8. Tạo cho người dùng “nhu cầu tìm hiểu thêm”
Mỗi người dùng tìm đến website của bạn đều vì mục đích nào đó (ví dụ như tìm kiếm thông tin, mua hàng …)
Điều này dẫn đến 2 trường hợp:
- Page đáp ứng được trọn vẹn mục đích của user: Khi nội dung của page đã QUÁ ĐẦY ĐỦ, người dùng sẽ không click chuột nữa!
- Page không đáp ứng được mục đích của user: Người dùng thoát ra, trở lại trang tìm kiếm Google và click vào page đối thủ.
Ví dụ: một người tìm kiếm thông tin về công ty của bạn có thể sẽ thoát ra khỏi website ngay nếu landing page đã thỏa mãn hết thắc mắc của người đó về công ty bạn.
Điều này đồng nghĩa, mục tiêu chuyển đổi là “click vào trang Liên hệ” thì bạn đã đạt 100% Conversion rate, nhưng đồng thời, có luôn 100% Bounce Rate. Đây là lý do hàng đầu giải thích kể cả những top landing page cũng có Bounce Rate cao.
Vì vậy, cách tốt nhất chính là: Cho người dùng một lý do hợp lý để họ tiếp tục ở lại và tương tác nhiều hơn.
>> Luôn đưa ra một vài lựa chọn khác để người dùng click sang trang mới.
Ví dụ:
“Nếu bạn thích bài viết này, có lẽ bạn cũng sẽ thích những bài viết bên dưới…”,
“Sản phẩm thường được xem cùng…”
Hoặc nếu bạn là một blog thông tin, hãy thử áp dụng “Tham khảo thêm bài viết…” và link sang một trang khác chứa nội dung mà người dùng nhất định phải xem nếu họ mong muốn đọc và hiểu sâu hơn về vấn đề mình đang cần.
9. Dùng Page Level Survey
Nếu mọi cách trên đều không thành công và bạn không thể tìm ra nguyên nhân từ đâu thì bạn cần thực hiện Page Level Survey.
Thêm nút Like (Thumbs Up) và Hate/ Dislike (Thumbs Down) tại cuối trang landing page.
Mục đích của cách thức này chính là nhận được phản hồi tức thời từ người dùng về lý do tại sao họ lại thoát trang.
Nếu landing page có nhiều nút Thumbs down, nghĩa là chất lượng nội dung có vấn đề. Ngoài ra bạn có thể sử dụng Qualaroo để nhận phản hồi nhanh chóng thông qua page level survey.
Lưu ý: Thao tác bình chọn/đánh giá này không cần người dùng phải đăng nhập để thực hiện nhé! Vì người dùng không hề thích những thứ yêu cầu họ thực hiện quá nhiều đâu!
Một số câu hỏi thường gặp
Tỷ lệ thoát trang 100% nghĩa là gì?
Khi một website đạt tỷ lệ thoát trang 100% nghĩa là tất cả người dùng khi truy cập website đều rời đi mà không thực hiện bất kỳ tương tác hay mở trang mới nào thuộc domain. Đây là dấu hiệu cảnh báo bạn cần tối ưu lại nội dung, giao diện… để mang đến trải nghiệm người dùng tốt hơn.
Tỷ lệ thoát có ảnh hưởng đến SEO không?
Một website có tỷ lệ thoát web cao có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả SEO tổng thể của website doanh nghiệp. Nếu tỷ lệ này cao và kéo dài, chứng tỏ trải nghiệm người dùng và một số yếu tố khác không tốt. Do đó, Google sẽ để những website có chỉ số tốt hơn đứng trước website bạn.
Tại sao có trang Bounce Rate bằng 0?
Tỷ lệ thoát website thấp là điều mà nhiều doanh nghiệp mong muốn có được. Bounce rate bằng 0% là điều lý tưởng nhất, tức là tất cả người dùng khi truy cập vào website đều khám phá nhiều hơn 1 trang. Tuy nhiên, đây là yếu tố phi thực tế và chưa ghi nhận được trên môi trường internet. Chính vì vậy, nếu website của bạn có Bounce rate = 0% tức là website đang có vấn đề và bạn cần xử lý chúng.
Xem tỷ lệ thoát trang ở đâu?
Google Analytics là công cụ được cung cấp miễn phí bởi Google để bạn có thể theo dõi “sức khỏe toàn diện” cho website. Chỉ số Bounce rate có thể được xem trực tiếp trên công cụ này ở mục “Bounce Rate”.
Như vậy, qua những chia sẻ trên, chắc rằng bạn đã hiểu được Bounce rate là gì, cách tính tỷ lệ thoát website bao nhiêu là tốt và cách để tối ưu tỷ lệ thoát website một cách tốt nhất… từ đó có điều hướng để thu được kết quả tốt.
Lời kết
Có thể thấy, Bounce Rate có ảnh hưởng lớn đến chất lượng website. Bạn có thể dựa vào tỷ lệ thoát trang được đánh giá ở Google Analytics để đo lường và cải thiện Website của mình. Với những thông tin trên, hy vọng bạn đã hiểu rõ Bounce Rate là gì và có thể ứng dụng nó vào quá trình cải thiện Website của mình để mang lại kết quả tốt nhất.
Hiện nay Ngọc Thắng đang cung cấp dịch vụ Thiết Kế Website trọn gói đã được rất nhiều khách hàng tin tưởng và lựa chọn. Sản phẩm Ngọc Thắng đưa ra mang đậm phong cách mỹ thuật, ý tưởng, hệ thống kĩ thuật riêng theo từng khách hàng. Một website tốt phải là một website đẹp, chuyên nghiệp, đáp ứng tốt nhất nhu cầu cung cấp thông tin, sản phẩm, dịch vụ và tầm nhìn của công ty đến với khách hàng.
Đặc biệt hiểu được người dùng nên chúng tôi sẽ thiết kế ra một trang web đáp ứng đúng và đủ nhu cầu tím kiếm của người dùng sao cho giảm tỷ lệ thoát trang nhất có thể.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về các thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên hay bạn đang tìm kiếm một dịch vụ webiste uy tín thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!
Với nhiều năm kinh nghiệm cũng như được khách hàng đánh giá cao, Ngọc Thắng tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ website hàng đầu hiện nay.
Đại chỉ: Số 07 Ngách 2, Ngõ 121 Trần Phú, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Tổng đài: 1900 89 21
Hotline: 098 148 1368
MST: 0107994795
Email: lienhe@ngocthang.vn
Website: https://ngocthang.net/
Tôi là Trần Đức Thắng, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công Ty Ngọc Thắng. Tôi phát triển với nền tảng thiết kế website, SEO và Inbound Marketing. Hiện nay Ngọc Thắng cung cấp dịch vụ thiết kế website, SEO, quảng cáo Google Ads… Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án những năm qua, đội ngũ của Ngọc Thắng không ngừng nỗ lực mang đến những dịch vụ tốt với chi phí thấp nhất cho quý khách hàng.!