Nền kinh tế Việt Nam đang trên đà hồi phục và phát triển vượt bậc; hệ thống tài chính, chứng khoán chạm đỉnh sau 12 năm; giao thương với bạn bè quốc tế được đẩy mạnh, mở ra những cơ hội đầy tiềm năng cho những con người có đam mê thành lập công ty, làm chủ trong mọi lĩnh vực của thị trường.

Trong nền kinh tế đang có xu hướng chuyển mình vượt bậc, bạn muốn startup với 1 quán cafe, hay ước mơ mở một công ty xuất nhập khẩu hàng hóa,… Tuy nhiên vẫn còn mù mờ về thủ tục thành lập công ty/ doanh nghiệp. Hãy đọc ngay bài viết dưới đây, Ngọc Thắng sẽ cung cấp, hướng dẫn bạn chi tiết 6 điều cần thiết nhất về cách đăng ký, quy trình hay thủ tục thành lập công ty tại Việt Nam.

loi-ich-thanh-lap-cong-ty.

Xu hướng thành lập công ty 2020

Trong kinh doanh hiện nay rất nhiều người đang muốn ra kinh doanh và thành lập công ty cổ phần, thành lập công ty TNHH, hay doanh nghiệp tư nhân,… để có thể huy động được vốn, phục vụ cho kinh doanh lâu dài. Điều này cho thấy môi trường kinh doanh ở Việt Nam hiện nay đang là miếng đất màu mỡ để cho các doanh nghiệp phát triển.

Theo thống kê hiện nay mỗi năm nước ta có tới hàng trục nghìn doanh nghiệp được thành lập dưới mọi hình thức, điều này giúp có nhiều cơ hội kinh doanh hơn bao giờ hết.

Khi bạn kinh doanh nhưng không muốn đăng ký thành lập công ty vẫn được chấp thuận. Tuy nhiên, không phải lĩnh vực nào cá nhân cũng có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, như kinh doanh bất động sản, thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp, thiết lập trang mạng xã hội, đăng ký thành lập sàn thương mại điện tử, website khuyến mại trực tuyến… Là những ngành nghề bắt buộc chủ thể kinh doanh là doanh nghiệp hoặc tổ chức. Chưa kể một số ngành nghề kinh doanh yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề, như Luật sư, Môi giới bất động sản…nếu các cá nhân muốn hoạt động độc lập.

Lợi ích của việc thành lập công ty

Để có thể suy trì được lâu dài, doanh nghiệp phải nghiên cứu tất cả các chiến lược đôi khi cần phải đánh đổi bằng công sức, mồ hôi, nước mắt của mình, trước đó công ty bạn phải tiến hành hàng loạt những thủ tục thành lập công ty để có thể hoạt động tốt mà không vi phạm pháp luật.

  • Với việc thành lập công ty, đồng nghĩa với “doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh”.
  • Hơn nữa, việc kinh doanh mà không thành lập doanh nghiệp sẽ gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt với những người xác định kinh doanh lâu dài, bài bản, có định hướng phát triển lớn mạnh.
  • Chỉ khi thành lập công ty, người kinh doanh mới có Mã số doanh nghiệp và Mã số thuế, có Giấy chứng nhận đăng ký thành lập, có tư cách pháp nhân. Có nghĩa, đã được Nhà nước công nhận và xác định là có tồn tại, có vốn, có chức năng kinh doanh các ngành nghề như đã đăng ký.
  • Chỉ Doanh nghiệp mới được phép xuất hóa đơn
  • Việc thành lập công ty dễ dàng hơn trong việc huy động vốn
  • Một Doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức, quản lý rõ ràng, minh bạch, với các quyền, nghĩa vụ của các thành viên góp vốn/ cổ đông, các chức danh quản lý quan trọng được quy định cụ thể trong Luật Doanh nghiệp 2014.

thu-tuc-thanh-lap-cong-ty

1. CÁC BƯỚC CHUẨN BỊ THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY

a. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp:

Người đăng ký thành lập công ty cần nắm rõ các đặc điểm nổi bật của từng loại hình, từ đó lựa chọn để phù hợp với tình hình, với tầm nhìn phát triển của công ty.
Có 4 loại hình doanh nghiệp tương đối phổ biến tại Việt Nam, các loại hình này sẽ được phân tích kỹ hơn ở phần dưới nhé.

  • Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm công ty TNHH một thành viên, và công ty TNHH 2 thành viên trở lên)
  • Công ty/doanh nghiệp tư nhân
  • Công ty cổ phần
  • Công ty hợp danh

Chi tiết sự khác biệt các loại hình công ty: shorturl.at/iuFHQ

b. Chuẩn bị CMND (hộ chiếu) bản sao công chứng:

Bản sao công chứng CMND chưa quá 3 tháng, thời hạn CMND không quá 15 năm.

c. Đặt tên công ty, địa chỉ trụ sở:

Đặt tên doanh nghiệp trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, trừ những đơn vị đã giải thể hoặc tòa án tuyên bố phá sản (đối chiếu theo quy định tại khoản 2 Điều 42 Luật Doanh Nghiệp )

Địa chỉ của trụ sở phải trên lãnh thổ của Việt Nam, có thông tin được xác định gồm số nhà, ngõ, ngách, hẻm (nếu có), phố, quận, thành phố,….

d. Lựa chọn vốn điều lệ

Tham khảo chi tiết về vốn điều lệ: shorturl.at/fqQ06

e. Lựa chọn chức danh người đại diện công ty:

Giám đốc hoặc Tổng Giám Đốc

f. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh:

Bạn cần xác định rõ ngành nghề kinh doanh của mình có cần điều kiện bổ sung gì không (vốn pháp định, các quy định khác,…)

2. THỦ TỤC TIẾN HÀNH THÀNH LẬP CÔNG TY

a. Hồ sơ công ty

Hồ sơ công ty mà cần phải chuẩn bị bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Dự thảo điều lệ công ty
  • Danh sách cổ đông, thành viên sáng lập
  • Giấy tờ chứng thực của thành viên, người đại diện theo pháp luật;
  • Giấy tờ chứng thực cá nhân còn hiệu lực của người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật
  • Văn bản xác nhận vốn pháp định
  • Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề và CMND của người có chứng chỉ hành nghề đối với doanh nghiệp kinh doanh các ngành, nghề yêu cầu phải có chứng chỉ hành nghề

b. Nộp hồ sơ công ty tại phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh

c. Trường hợp ủy quyền đi nộp phải có giấy ủy quyền

d. Có thể đăng ký thành lập của Website của sở kế hoạch đầu tư để tiết kiệm thời gian

Đăng ký tại website: https://dangkyquamang.dkkd.gov.vn

e. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp sau 5 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ

huong-dan-thanh-lap-cong-ty

3. Thủ Tục Làm Con Dấu Pháp Nhân

a. Cầm bản sao giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty
b. Dấu pháp nhân sẽ chuyển cho cơ quan công an tỉnh, thành phố để tiến hành kiểm tra đăng ký và trả con dấu cho doanh nghiệp
c. Khi đến nhận con dấu, đại diện doanh nghiệp mang theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (bản gốc) và xuất trình CMND

4. Thủ Tục Sau Thành Lập Công ty

a. Tiến hành khai thuế ban đầu

b. Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử

c. Nộp tờ khai và nộp thuế môn bài

Thuế môn bài là một sắc thuế trực thu và thường là định ngạch đánh vào giấy phép kinh doanh (môn bài) của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Thuế môn bài được thu hàng năm, và mức thu phân theo bậc.

d. Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế Giá Trị Gia Tăng

e. Làm thủ tục mua, đặt in hóa đơn

f. Dán hoặc treo mẫu hóa đơn liên 2 tại trụ sở công ty

g. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

5. Chi Phí, Lệ Phí Đăng Ký Thành Lập Công Ty

a. Lệ Phí Đăng Ký Doanh Nghiệp

Đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh). Mức thu: 100.000 đồng/ lần

Đăng ký thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp (Hồ sơ nộp thông qua ứng dụng Đăng ký doanh nghiệp qua mạng trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp). Mức thu: Miễn phí

Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (Hồ sơ nộp trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh). Mức thu: 50.000 đồng/hồ sơ

Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp (Hồ sơ nộp thông qua ứng dụng Đăng ký doanh nghiệp qua mạng trên Cổng thông tin quốc gia về Đăng ký doanh nghiệp). Miễn Phí

b. Phí Cung Cấp Thông Tin Doanh Nghiệp

Cung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh. Mức phí: 20.000 đồng/bản

Cung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệp. Mức phí: 40.000 đồng/bản

Cung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệp. Mức phí: 150.000 đồng/báo cáo

Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp. Mức phí: 300.000 đồng/lần

Công bố thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lên . Mức phí: 4.500.000 đồng/ tháng.

chi-phi-thanh-lap-cong-ty

6. GIẤY PHÉP KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN

Đối với doanh nghiệp hoạt động trong những ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì ngoài giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan đăng ký kinh doanh cấp, doanh nghiệp còn được cấp giấy phép kinh doanh do cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong lĩnh vực có liên quan cấp. Ví dụ:

+ Trong lĩnh vực ngân hàng: Ngân hàng nhà nước cấp giấy phép hoạt động cho ngân hàng, tổ chức tín dụng;

+ Trong lĩnh vực chứng khoán: Uỷ ban chứng khoán nhà nước cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ;

+ Trong lĩnh vực bảo hiểm: Bộ tài chính cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm;

+ Trong lĩnh vực pháp lý: Sở tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư;

+ Trong lĩnh vực công chứng: Sở tư pháp cấp giấy đăng ký hoạt động cho văn phòng công chứng;

+ Trong lĩnh vực dầu khí: Bộ công thương cấp giấy phép kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu;

+ Trong lĩnh vực hàng không dân dụng: Bộ Giao thông vận tải cấp giấy phép kinh doanh cảng hàng không;

+ Trong lĩnh vực xuất bản: Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;

+ Trong lĩnh vực báo chí: Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép hoạt động báo chí in, Cục trưởng Cục báo chí cấp giấy phép xuất bản đặc san và phụ trương.

Lưu ý: Điều kiện đăng ký thành lập công ty

Quá trình cấp giấy phép kinh doanh đối với các doanh nghiệp trên là một quá trình xem xét kỹ lưỡng dựa trên các tiêu chí cụ thể áp dụng cho nhà đầu tư và doanh nghiệp thực hiện cũng như nhu cầu phát triển hoặc yêu cầu về an ninh quốc gia trong các lĩnh vực trên.

  • Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp hoạt động trong ngành nghề kinh doanh có điều kiện quy định cụ thể phạm vi hoạt động của doanh nghiệp.
  • Tên doanh nghiệp phải viết được bằng Tiếng Việt gồm hai thành tố là loại hình doanh nghiệp + tên riêng
  • Địa chỉ trụ sở doanh nghiệp: Trụ sở chính của doanh nghiệp phải nằm trên lãnh thổ Việt Nam
  • Trụ sở doanh nghiệp không được là nhà chung cư và nhà tập thể;
  • Số điện thoại liên lạc của doanh nghiệp là bắt buộc, số fax và thư điện tử (nếu có).
  • Thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập : nêu rõ tỷ lệ góp vốn kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân
  • Người đại diện theo pháp luật: thông tin cá nhân kèm theo chức danh ( giám đốc/ tổng giám đốc, chủ tịch công ty, chủ tịch HĐQT).

Trên đây là tổng hợp chi tiết 6 thủ tục thành lập công ty. Để nhận được tư vấn và hỗ trợ chính xác, bạn vui lòng tìm hiểu thêm thông tin về các công ty Luật Việt Nam. Ngọc Thắng chúc bạn thành công trong kinh doanh và trong đời sống!

5/5 - (2 bình chọn)