Đoạn thị trường là một thuật ngữ được sử dụng trong hoạt động Marketing. Đây là cách mà các doanh nghiệp hay nhà cung cấp dịch vụ chia nhỏ các nhóm đối tượng có hiệu ứng giống nhau để thực hiện cung cấp các hàng hóa, dịch vụ. Vậy phân đoạn thị trường là gì? Làm thế nào để phân đoạn thị trường một cách phù hợp? Cùng SEO WEB Ngọc Thắng giải đáp những thắc mắc về thuật ngữ này qua bài viết dưới đây, xem ngay nhé!

Đoạn thị trường là gì?

Đoạn thị trường là gì?

Đoạn thị trường trong tiếng Anh là Market Segment.

Đoạn thị trường là một nhóm người có chung một hoặc nhiều đặc điểm giống nhau. Hiểu là trong một thị trường buôn bán và trao đổi hàng hóa, ta tìm được nhóm người cho nhu cầu mua hàng, sử dụng dịch vụ giống nhau.

Họ quan tâm đến các hàng hóa nhất định. Những người này được xếp chung vào một nhóm nhằm xác định nhu cầu của khác hàng đối với sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhất định. Được gom lại với nhau để phục vụ cho các mục đích marketing. Mỗi đoạn thị trường là duy nhất.

Các nhu cầu giống nhau cũng được thể hiện trên nhiều khía cạnh. Có thể là sở thích hoặc sở ghét giống nhau trong một thị trường đồng nhất. Việc phân các thị trường và chia các nhóm khách hàng có ý nghĩa trong hoạt động tìm kiếm các đối tượng khách hàng tiềm năng. Đây là cách thức các mà các nhà kinh doanh thường dùng để nắm bắt nhu cầu thực tế của thị trường.

Phân đoạn thị trường (Market Segmentation) là gì?

Phân đoạn thị trường trong tiếng Anh gọi là Market Segmentation.

Phân đoạn thị trường (Market Segmentation) là gì?

Phân đoạn thị trường được định nghĩa như là một quá trình phân chia thị trường tổng thể thành nhiều nhóm khách hàng khác nhau theo những tiêu thức nhất định sao cho mỗi nhóm gồm những khách hàng có những đặc điểm chung, có nhu cầu và hành vi mua giống nhau.

Tầm quan trọng của phân đoạn thị trường

Kết quả của việc phân đoạn thị trường là nhà quản trị marketing nhận biết được thị trường sản phẩm của họ có bao nhiêu nhóm khách hàng khác biệt nhau về nhu cầu và mong muốn. Mỗi đoạn thị trường là một nhóm khách hàng có sự đồng nhất về nhu cầu và mong muốn và có phản ứng như nhau trước những tác động của các biện pháp marketing.

Từ đó, doanh nghiệp có thể lựa chọn thị trường mục tiêu là một nhóm hoặc một số nhóm khách hàng phù hợp nhất để tập trung nỗ lực vào phục vụ. Thị trường mục tiêu là những nhóm khách hàng mà doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh khác biệt, có điều kiện phục vụ tốt nhất và có khả năng thu được lợi nhuận cao nhất.

Trong thực tế, ngay cả khi doanh nghiệp đã quyết định hướng vào toàn bộ thị trường chứ không chỉ một đoạn thị trường nào đó thì quyết định này cũng chỉ có thể được thông qua sau khi đã tiến hành phân đoạn thị trường.

Như vậy, phân đoạn thị trường là một khâu không thể thiếu để bảo đảm cho sự thành công của một kế hoạch marketing cũng như của các quyết định marketing cụ thể. Các bước này cũng mô tả quá trình quản trị marketing tiếp theo, sau khi doanh nghiệp đã lựa chọn thị trường mục tiêu.

4 loại phân khúc thị trường phổ biến nhất

Người ta thường phân đoạn thì trường thành các phân phúc dựa trên các yếu tố như:

4 loại phân khúc thị trường phổ biến nhất

1. Phân khúc nhân khẩu học

Phân khúc nhân khẩu học là cách phân khúc thị trường phổ biến nhất vì dữ liệu thu được là đáng tin cậy. Việc phân loại này dựa trên các đặc điểm khách hàng như độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, mức thu nhập, văn hóa hoặc tôn giáo,…

Ví dụ: Một công ty thực phẩm phân tích thị trường dựa trên độ tuổi của người tiêu dùng. Nhằm phát triển các sản phẩm phù hợp với trẻ nhỏ, trung niên hoặc cao tuổi. Điều này giúp công ty đáp ứng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng, bán được sản phẩm và tăng doanh thu.

2. Phân khúc tâm lý học

Phân khúc tâm lý học ít hữu hình hơn so với phân đoạn nhân khẩu học. Cách phân loại bao gồm các chi tiết như lối sống, tính cách, niềm tin, giá trị và tầng lớp xã hội. Người mua hàng phần lớn dựa trên tính cách và thói quen tiêu dùng hàng ngày của họ. Khách hàng có xu hướng mua ngay những sản phẩm đáp ứng tiêu chí của họ hoặc những sản phẩm phù hợp với sở thích của họ.

Ví dụ, những khách hàng ưa chuộng sản phẩm thân thiện với môi trường sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn hơn để mua sản phẩm đó. Còn lại với những hàng hóa khác họ có thể đo lường và thậm chí không mua nữa.

3. Phân khúc dựa theo hành vi

Hành vi sử dụng của khách hàng cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến việc xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp. Ngoài hình thức mua sắm truyền thống, mua sắm trực tuyến ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Vì vậy, doanh nghiệp nên định hướng phát triển sản phẩm trên website hoặc các nền tảng thương mại điện tử. Nghiên cứu hành vi của khách hàng sử dụng internet để quảng cáo sản phẩm. Và thu thập dữ liệu thông qua các bài kiểm tra, đóng góp ý kiến của khách hàng cho doanh nghiệp.

4. Phân khúc theo địa lí

Phân khúc địa lý tạo ra các nhóm khách hàng mục tiêu khác nhau dựa trên ranh giới địa lý. Dựa trên đặc điểm vùng miền doanh nghiệp có thể phân khúc thị trường như vùng núi, vùng đồng bằng, khu vực nông thôn hay thành phố.

Nếu hoạt động kinh doanh ra quốc tế, nó có thể được phân khúc theo khu vực và châu lục. Hiểu biết đặc điểm địa lý của nhóm khách hàng có thể giúp bạn xác định chiến dịch quảng cáo tốt nhất hoặc mở rộng kinh doanh hiệu quả.

Ví dụ: Dân cư ở phía bắc Việt Nam có thời trang và gu ăn mặc khác so với dân cư ở phía nam. Một phần cũng do khác nhau về thời tiết.

Quy trình phân đoạn và lựa chọn thị trường

Quy trình phân đoạn và lực chọn thị trường bao gồm 6 bước được thực hiện lần lượt:

Quy trình phân đoạn và lựa chọn thị trường

1. Khảo sát, nghiên cứu thị trường và thu thập dữ liệu

Để xác định phân khúc thị trường, trước tiên cần có một cái nhìn tổng quan về toàn bộ thị trường. Điều này có thể được thực hiện thông qua thu thập dữ liệu từ internet, qua các chuyên gia, bạn bè làm trong nghề,… Từ đó, bạn có cơ sở để xác định đâu là phân khúc thị trường của doanh nghiệp? Đối tượng khách hàng là ai? Hành vi của họ là gì?

2. Phân tích dữ liệu đã thu thập

Dựa vào dữ liệu đã thu thập, bạn sẽ tiến hành phân tích và đưa ra nhận định về trạng thái hiện tại của thị trường. Từ đó bạn có thể dự đoán xu hướng thị trường trong tương lai ngắn hạn và dài hạn. Bằng cách đó, bạn có thể biết những phân đoạn ở thị trường này và doanh nghiệp có thể đáp ứng hay không.

3. Mô tả đặc điểm mỗi phân khúc thị trường

Sau khi xác định các phân khúc thị trường có khả năng, cần mô tả chi tiết từng phân khúc thị trường để xem các đặc điểm nổi bật của nó có đúng không. Bạn cũng có thể tham khảo một số tiêu chuẩn khi mô tả đặc điểm của từng trường phân tích:

  • Tính đồng nhất: Khách hàng trong cùng phân khúc phải có ít nhất một điểm chung
  • Tính dị thể: Mỗi phân đoạn cần khác với phần còn lại
  • Tính đo lường: Cần có nguồn đáng tin cậy để đo lường phân khúc thị trường
  • Tính ấn tượng: Chợ phải đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp
  • Tính hữu ích: Doanh nghiệp có thể giao tiếp và phân phối các sản phẩm / dịch vụ của mình đến phân khúc đó
  • Tính đa dạng: Nơi bạn có thể phát triển một chiến dịch đặc biệt tiếp theo.
  • Tính phản ứng nhanh: Khách hàng trong phân khúc này sẽ phản hồi tốt với một chiến dịch Marketing riêng biệt.

4. Đánh giá sự hấp dẫn của từng phân khúc thị trường đối với doanh nghiệp

Khi xác định phân đoạn thị trường, bạn cần đánh giá mức độ hấp dẫn của lĩnh vực đó đối với doanh nghiệp. Nếu các yếu tố chỉ ra rằng phân khúc này có nhiều lợi thế cho doanh nghiệp, thì đó chính là phân khúc mà bạn nên nhắm đến. Khi đánh giá các phân khúc, bạn sẽ phải xem xét các yếu tố sau:

  • Đối thủ cạnh tranh: Trong cùng một phân khúc, những người cũng cung cấp sản phẩm giống như bạn sẽ trở thành đối thủ cạnh tranh của bạn. Cần phải xác định họ là ai, điểm mạnh và điểm yếu của họ là gì.
  • Nguồn lực của doanh nghiệp: Nguồn lực là một yếu tố rất quan trọng. Nó xác định doanh nghiệp có đủ nguồn lực để thỏa mãn phân khúc hay không.
  • Quy mô phân khúc và khả năng sinh lời: Đánh giá doanh số từng phân khúc, tiềm năng tăng trưởng, đáp ứng kế hoạch bán hàng đưa ra như thế nào? Tỷ suất lợi nhuận của từng mảng cao hay thấp?
  • Mức độ tăng trưởng: Tăng trưởng trong từng phân khúc là điều kiện mà bạn cần tính đến. Hãy cùng xem sự phát triển trong tương lai sẽ như thế nào, có tốt cho công việc kinh doanh của bạn không?
  • Khả năng tiếp cận: Việc tiếp cận khách hàng hiện nay chủ yếu dựa vào các kênh truyền thông. Đánh giá các kênh truyền thông để xem kênh nào có nhiều khách hàng tiềm năng và có thể tiếp cận họ.

5. Xác định thị trường mục tiêu

Thị trường mục tiêu (target market) là một lĩnh vực hấp dẫn, phù hợp với khả năng nhắm đến của doanh nghiệp, ở đó tập trung nhiều khách hàng tiềm năng.

Xác định thị trường mục tiêu

Sau khi đánh giá các trường phân khúc, hãy cân nhắc để lựa chọn những phân khúc vừa hấp dẫn vừa phù hợp với nguồn lực của bạn để làm thị trường mục tiêu. Loại bỏ những phân khúc ít hấp dẫn hơn. Hãy nhớ đừng tham lam vì nếu lĩnh vực phân tích hấp dẫn mà doanh nghiệp không có đủ nguồn lực thì cũng sẽ thất bại.

6. Định vị thương hiệu

Định vị thương hiệu (Brand Positioning) là tạo cho sản phẩm / dịch vụ của doanh nghiệp một hình ảnh độc đáo, khác biệt và vượt trội so với các đối thủ cùng phân khúc. Từ đó mang đến những trải nghiệm ấn tượng cho khách hàng.

Để có vị thế trên thị trường, doanh nghiệp cần áp dụng chiến lược marketing mix (4P hoặc 7P) một cách hiệu quả. Mục tiêu là đưa ra các đặc điểm cạnh tranh cho người dùng như: Vị trí mua sắm thuận tiện, giá cả hợp lý, doanh nghiệp uy tín, sản phẩm ưu việt và thuộc tính sản phẩm so với đối thủ cạnh tranh.

Các chiến lược phân đoạn thị trường

Ngọc Thắng sẽ giới thiệu đến ạn đọc 2 chiến lược phân đoạn thị trường được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

1. Chiến lược tập trung

Chiến lược tập trung là khi một công ty xác định rằng các nỗ lực của họ được tập trung tốt nhất vào một phân khúc thị trường. Chiến lược này thường phù hợp với các doanh nghiệp nhỏ, đang phát triển.

Tập trung vào một phân khúc sẽ cho phép công ty đầu tư nhiều thời gian, nguồn lực hơn vào một thị trường cụ thể. Giúp giảm chi tiêu quảng cáo và có khả năng giảm lãng phí trên nhiều phân khúc.

  • Ưu điểm: Tỷ lệ chuyển đổi cao, thực hành tiếp thị lặp lại, chi tiêu tiếp thị ít hơn.
  • Nhược điểm: Tất cả hoặc không có gì, tiềm năng tăng trưởng bị giới hạn trong phân khúc.

2. Chiến lược đa phân khúc

Tiếp thị đa phân khúc (hay tiếp thị khác biệt) là khi các chiến lược tiếp thị của một công ty được thiết kế để quảng bá một sản phẩm đến nhiều phân khúc thị trường. Mặc dù an toàn hơn chiến lược tập trung, nhưng tiếp thị đa phân khúc làm gia tăng chi phí. Vì nó yêu cầu các chiến dịch hoàn toàn khác nhau cho mỗi phân khúc thị trường.

Tuy nhiên, nếu một phân khúc cụ thể dễ tiếp nhận và chuyển đổi tốt, bạn có thể điều chỉnh chiến lược của mình để tiếp thị trực tiếp hơn vào phân khúc đó.

  • Ưu điểm: An toàn hơn, thu hút nhiều người tiêu dùng hơn, tiếp thị đa dạng, tiềm năng tăng trưởng cao.
  • Nhược điểm: Tỷ lệ chuyển đổi thấp hơn, chi tiêu tiếp thị lớn hơn.

Lưu ý một số yêu cầu đối với việc phân đoạn thị trường

Từ các tiêu thức trên, để xác định được một phân đoạn thị trường hiệu quả thì việc phân đoạn thị trường cần chú ý các điểm sau:

– Sự khác nhau trong đáp ứng: Xác định sự khác biệt trong đáp ứng của khách hàng trên thị trường đối với chiến lược định vị là yêu cầu chủ chốt của việc xác định các phân đoạn. Sự tồn tại của các phân đoạn đòi hỏi sự khác nhau trong đáp ứng đối với từng nhóm khách hàng.

Lưu ý một số yêu cầu đối với việc phân đoạn thị trường

– Các phân đoạn có thể xác định được: Cần xác định các nhóm khách hàng có các đáp ứng khác nhau đối với các kích thích marketing. Ngoài ra, việc tìm ra sự khác biệt mang tính mô tả những người mua hàng trên thị trường là một việc khá dễ dàng nhưng với điều kiện những khác biệt này phải đi kèm với các khác biệt trong đáp ứng thì việc phân đoạn mới có ý nghĩa.

– Các phân đoạn có thể tiếp cận được: Tức là các phân đoạn đó phải có thể tiếp cận và phục vụ có hiệu quả. Các nỗ lực marketing phải tập trung vào phân đoạn được quan tâm và không nên phí phạm với khách hàng không được phân đoạn.

– Chi phí cho việc phân đoạn: Việc phân đoạn thị trường phải tạo ra sự hấp dẫn về mặt tài chính, cụ thể là doanh thu tạo ra và các chi phí xuất hiện. Việc phân đoạn có thể chi phí nhiều cho việc nghiên cứu và các chi tiêu marketing nên nó phải tạo doanh thu cao hơn và lợi nhuận cao hơn. Một phân đoạn phải là một nhóm khách hàng tương đối đồng nhất và đủ lớn, đáng bỏ công để vạch ra chương trình marketing phù hợp.

– Tính ổn định theo thời gian: Các phân đoạn phải có tính ổn định đáng kể theo thời gian để các nỗ lực marketing của công ty có đủ thời gian tạo ra kết quả có lợi.

– Tính khả thi: Các chương trình thu hút và phục vụ thị trường phải có khả năng thực thi và sản phẩm sau khi phân loại các hoạt động của marketing phải được đảm bảo là mang lại hiệu quả.

Lời kết

Phân đoạn thị trường là một chiến lược mang lại hiệu quả cao đối với các doanh nghiệp bởi nó cho phép doanh nghiệp biết được đối tượng khách hàng nào đang quan quan tâm đến mình và hiểu nhu cầu của khách hàng để từ đó xây dựng các chiến dịch tiếp thị hiệu quả hơn. Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã biết được phân đoạn thị trường là gì cũng như các bước thực hiện phân đoạn thị trường hiệu quả.

Hiện nay Ngọc Thắng đang cung cấp dịch vụ về website từ xây dựng, thiết kế web đến các dịch vụ SEO tổng thể và SEO từ khóa chuyên nghiệp và hiệu quả đã được rất nhiều khách hàng sử dụng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc gì về các thông tin mà chúng tôi chia sẻ bên trên hay bạn đang tìm kiếm một dịch vụ webiste uy tín thì đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!

Với nhiều năm kinh nghiệm cũng như được khách hàng đánh giá cao, Ngọc Thắng tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ website hàng đầu hiện nay.

Đại chỉ: Số 07 Ngách 2, Ngõ 121 Trần Phú, P. Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Tổng đài: 1900 89 21

Hotline: 098 148 1368

MST: 0107994795

Email: lienhe@ngocthang.vn

Website: https://ngocthang.net/

5/5 - (2 bình chọn)