Kinh doanh quán nhậu là loại hình kinh doanh được rất nhiều người lựa chọn hiện nay. Bởi đây là loại hình kinh doanh đem về lợi nhuận rất “khủng”. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công với loại hình đặc biệt này nếu chưa có sự chuẩn bị tốt về kinh nghiệm, kiến thức cũng như tài chính; đặc biệt là đối với những người mới bắt đầu.
Vậy kinh doanh quán nhậu cần chuẩn bị gì? Bí quyết kinh doanh nào hiệu quả nhất? Nếu bạn đang có dự định bắt đầu kinh doanh quán nhậu thì đừng bỏ qua bài viết này nhé.
1. Bạn cần bắt đầu từ đâu?
MỤC LỤC
Thứ nhất là sự đam mê và kiến thức
Nếu bạn quyết định kinh doanh quán nhậu vì thấy mọi người mở được và thu được lợi nhuận lớn thì bạn nên dừng ngay ý nghĩ này lại nhé. Nếu bạn là người không thích bia rượu, ăn nhậu thì hình thức kinh doanh này không phù hợp với bạn đâu; vì kinh doanh không phải trò chơi. Bạn phải thực sự có đam mê và kiến thức thì hãy tham gia nhé.
Thứ hai là khảo sát thị trường
Cho dù là mở quán nhậu bình dân, vỉa hè, hay kinh doanh một quán nhậu sang chảnh có quy mô lớn, thì bạn cần phải tìm hiểu và khảo sát về địa điểm mở quán nhậu, thị trường. Việc khảo sát thị trường sẽ ảnh hưởng tới mặt hàng kinh doanh, phân khúc, doanh thu, đối tượng và lợi nhuận của bạn.
Bạn sẽ phải tiến hành khảo sát những điều sau:
– Nhu cầu sử dụng dịch vụ ăn uống, nhậu tại vùng như thế nào: Cao hay thấp?
– Thu nhập người dân và mức độ sẵn sàng chi tiêu cho dịch vụ quán nhậu bình dân cao hay thấp.
– Tại vùng đó đã có đối thủ cạnh tranh nào chưa, điểm mạnh và điểm yếu của họ.
Khi có những thông tin nay, bạn nên tổng hợp, đánh giá để đưa ra một bản kế hoạch kinh doanh cụ thể nhé.
2. Kinh doanh quán nhậu cần chuẩn bị gì?
Thứ nhất, vốn:
Vốn để mở quán nhậu thường có chênh lệch khá cao tùy theo quy mô như thế nào sẽ tương ứng với số tiền cần có. Nếu đang muốn mở các quán nhậu vừa và nhỏ, bạn cần có ít nhất số tiền giao động ở khoảng 100 – 300 triệu đồng để chi trả các chi phí sau:
– Tiền đặt cọc thuê mặt bằng- đây là loại chi phí chiếm tỷ trọng vốn lớn nhất. Nên nghiên cứu, rà soát thật kỹ và tham khảo thật nhiều mặt bằng khác nhau tại nhiều địa điểm ở khu vực mục tiêu để có giá tốt.
– Chi phí thiết kế, sửa chữa và trang trí;
– Chi phí mua sắm các trang thiết bị như: bàn ghế, tủ, tủ lạnh, bếp nấu, ly, bát, đũa,..
– Tiền lương nhân viên, phục, vụ, đầu bếp, trông xe, thu ngân, quản lý,….;
– Khoản để riêng duy trì cho quán trong vòng 3 tháng đầu, vì thời gian này quán sẽ ít khách, lợi nhuận sẽ rất ít thậm chí là lỗ.
Thứ hai, một menu ngon, lạ và chất lượng
Tiếp theo là bạn phải có được một menu thực đơn ngon, có điểm riêng; có thể bắt nguồn từ tên gọi, cách chế biến hoặc tạo ra được sự độc đáo mà những quán còn lại không có. Hãy lên kế hoạch về thực đơn của bạn, thực đơn phong phú một chút khách hàng sẽ có nhiều sự lựa chọn; và không bị nhàm chán trong thời gian dài.
Bên cạnh đó, bạn cũng đều phải lưu ý đến chất lượng thức ăn.
Có như vậy thì thực khách mới đến và quay trở lại với bạn, chứ không thì họ chỉ đến một lần rồi quên ngay.
Thứ ba, thuê và quản lý nhân viên
Dù cho là một quán nhậu thì tất cả nhân viên từ phục vụ đến giữ xe trước ngày khai trương đều phải được đào tạo kỹ lượng; để khi mở quán có thể bắt đầu làm việc ngay mà không bị bở ngỡ.
Nếu mở quán nhậu nhỏ, bạn chỉ cần phục vụ kiêm thu ngân, một đầu bếp và một nhân viên trông xe. Sau này khi khách đông hoặc bạn muốn mở rộng quy mô thì sẽ tuyển thêm.
Về đầu bếp nên chọn đầu bếp có tay nghề cao để nắm bắt tâm lý khách hàng khiến họ quay lại vì hương vị của món ăn.
Thứ tư, vấn đề pháp lý
Bạn cần nhanh chóng tới Phường, Xã nơi bạn chọn mở quán để hoàn tất các thủ tục pháp lý, xin giấy phép kinh doanh.
Nếu bạn mở quán nhậu bình dân thì sẽ đóng thuế theo hình thức Hộ kinh doanh cá thể.
Còn nếu quán nhậu lớn, vốn lớn, lượng nhân viên nhiều thì sẽ đóng thuế theo hình thức Doanh nghiệp tư nhân, Công ty TNHH MTV hoặc Công ty TNHH tùy bạn đăng ký theo hình thức nào.
Thứ năm, Chiến lược quảng cáo thu hút khách hàng
Khi kinh doanh quán nhậu bạn cần xem và chọn ngày tốt để khai trương hợp với tuổi của bạn; để có thể kinh doanh hồng phát.
Trước ngày khai trương 1- 2 tuần cần chuẩn bị băng rôn, lẵng hoa treo trước cửa quán. Trên băng rôn sẽ bắt đầu bằng dòng chữ “Tưng bừng khai trương…
Trong ngày khai trương, bạn nên đưa ra các chương trình khuyến mãi như tiếp “Gọi 5 chai bia tính tiền 4,…” “Chọn một món, tặng một món…” hay “Uống 2 tặng 1”,… thật bắt mắt để thu hút khách tới quán. Ngoài ra, bạn nên thuê thêm người phát tờ rơi quanh khu vực về ưu đãi nhân ngày khai trương của cửa hàng; và chuẩn bị thêm các chương trình ưu đãi, trò chơi hay vòng quay may mắn để tăng thêm sự nhộn nhịp, rộn ràng cho quán.
Thứ sáu, một số điểm cần lưu ý khác:
– Về địa điểm: Nhất định phải là nơi mặt đường lớn, nhiều người qua lại và phải có chỗ để xe cho khách rộng rãi. Nên có người dắt xe khi khách tới và về sẽ khiến khách ấn tượng với quán bạn nhiều hơn.
– Về không gian quán: Trong khuôn viên quán nhậu bạn cũng cần trang trí thêm những cây xanh, chậu hoa để tạo không gian thoải mái, dễ chịu cho thực khách. Thông thường, các quán nhậu hay làm dạng quán ăn ngoài trời, nhưng có thêm hệ thống mái che khi trời mưa hoặc nếu có thêm phòng máy lạnh…
Ngoài ra, bạn còn phải lưu ý là bàn ăn, khu vực nhậu phải luôn sạch sẽ để khách hàng luôn cảm thấy thoải mái nhất.
– Nhà vệ sinh: Nhà vệ sinh cần phải được vệ sinh sạch sẽ, ở nơi tiện đi lại sẽ giúp tạo nên ấn tượng tốt đối với khách hàng.
3. Thủ tục pháp lý để xin mở quán nhậu
Theo Quy định của pháp luật Việt Nam, tất cả hoạt động buôn bán, sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực liên quan đến ẩm thực, thực phẩm đều phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Do đó, trước khi mở quán nhậu, bạn cần chú ý hoàn thành đầy đủ các giấy tờ, thủ tục pháp lý cần thiết cho việc kinh doanh của mình.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Quyết định 43/2005/QĐ-BYT do Bộ Y Tế ban hành ngày 20/12/2005, tất cả các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và sản xuất thực phẩm tại Việt Nam đều phải có giấy chứng nhận đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm phù hợp với ngành nghề mình đăng ký kinh doanh.
4. Xin Giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm
Để hướng dẫn thực hiện luật An toàn thực phẩm Chính phủ ban hành Nghị định số 38/2012/NĐ-CP, Bộ Y tế đã ban hành Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 và chính thức có hiệu lực bắt đầu từ ngày 01-07-2011. Theo đó, tất cả các cá nhân, tổ chức, công ty, đơn vị sản xuất và kinh doanh lĩnh vực liên quan tới thực phẩm đều phải có Giấy chứng nhận An toàn vệ sinh thực phẩm mới được tham gia kinh doanh.
Nếu cơ sở nào cố tình không thực hiện đúng quy định, sẽ bị phạt theo Nghị định 178/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt hành chính vi phạm an toàn thực phẩm của Chính phủ. Theo đó, mức phạt cảnh cáo tới đóng cửa, riêng mức phạt hành chính còn lên tới là 200 triệu.
Giấy phép chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm
Để xin được giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, thì hồ sơ xin cấp giấy phép bao gồm:
– Đơn xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
– Bản sao (photo công chứng) giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
– Bản kê khai/thuyết minh về tất cả cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ – đảm bảo chất lượng theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Giấy khám sức khỏe của chủ hộ kinh doanh có đóng dấu xác nhận từ bệnh viện;
– Giấy xác nhận người trực tiếp đứng ra kinh doanh và cơ sở kinh doanh đã được tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lưu ý: Giấy xác nhận có thời hạn 3 năm kể từ ngày đơn vị chính thức hoạt động .
Các thủ tục sau khi xin giấy phép
Sau đó, bạn nộp hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền được quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT. Trong vòng 15 ngày, quán nhậu hoặc nhà hàng của bạn sẽ được đại diện các cơ quan kiểm tra thực tế và cấp giấy chứng nhận. Nếu có vấn đề gì khiến quán ăn chưa đạt, các cơ quan có thẩm quyền sẽ phản hồi bằng văn bản có nêu rõ lý do.
Ngoài ra, quán nhậu cũng cần tuân thủ các quy định về trật tự xã hội của địa phương, các quy định về thuê mặt bằng, chỗ để xe…
Khi đã xin được giấy chứng nhận an toàn thực phẩm, bạn nên dán bản sao ở vị trí dễ nhìn thấy nhất ở quán để giúp khách an tâm và tin tưởng hơn vào quán bạn. Ngoài ra cũng để cho các cơ quan quản lý tới kiểm tra, thì đây là là minh chứng đồ ăn, thực phẩm quán cung cấp đều là hàng đảm bảo an toàn.
5. Sử dụng phần mềm quản lý bán hàng
Một phần mềm quản lý nhà hàng tốt sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bạn sắp bàn cho khách nhanh chóng, phục vụ nhanh và chuyên nghiệp, hạn chế tối đa nhầm lẫn order và người quản lý có thể bao quát quán nhậu dễ dàng hơn.
Trên đây là những bí quyết để có thể kinh doanh quán nhậu hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích để tự tin mở một quán nhậu lời khủng của riêng mình. Chúc các bạn thành công!
Tôi là Trần Đức Thắng, hiện đang là CEO & Co-Founder của Công Ty Ngọc Thắng. Tôi phát triển với nền tảng thiết kế website, SEO và Inbound Marketing. Hiện nay Ngọc Thắng cung cấp dịch vụ thiết kế website, SEO, quảng cáo Google Ads… Với kinh nghiệm triển khai nhiều dự án những năm qua, đội ngũ của Ngọc Thắng không ngừng nỗ lực mang đến những dịch vụ tốt với chi phí thấp nhất cho quý khách hàng.!